Chuyện dọc đường
Những cái ôm ngời ngời hạnh phúc ở Trường Sa
Submitted by nlphuong on Thu, 01/08/2013 - 07:25Người vợ òa khóc trong vòng tay chồng. Cha lặng lẽ xiết vai con trai. Nước mắt rớm trên bờ mi người lính. Những khoảnh khắc rung động lòng người phút giây sum họp giữa biển Đông.
Sau hành trình 3 ngày 3 đêm trên biển, tàu 996 đưa khách từ đất liền ra đảo. Tất cả thân nhân của lính đảo dồn lên boong tàu, dõi mắt ngóng dải đất xanh nổi giữa biển xa.
Nụ cười mong đợi của người vợ sắp gặp chồng.
Khách quý đất liền trên cano vào bờ.
“Anh ấy đây rồi!”
Phút giây hội ngộ sau gần 1 năm xa cách.
Cái ôm vụng về của ông bố đất liền và người lính đảo.
Dịu dàng nụ hôn bên mép nước.
Hạnh phúc
Nụ cười hội ngộ
Nước mắt và sự xúc động khi sum họp
Cha và con trai
Vũ Huyền
VietnamNet
Life & English: “Mid-Autumn Festival”
Submitted by nqmhien on Wed, 31/07/2013 - 00:55Mid-Autumn is a tradition festival. On the autumn night of full moon, children play traditional games. In some rural areas, it is generally held for children together the procession lights going across the countryside, neighbors, neighborhood during the night. Children parade on the streets, sing and carry colorful lanterns of different sizes. Dances are also traditional and include the dragon dance and the flower dance.
While the children are playing, parents arrange banquet. The fruits, typical food of the occasion are bananas and cereal, fruit market, red and pink pickled green, few custard-apple and grapefruit is indispensable to this day. Look up the Moon, can see a clear image of a sunspot can people sitting under trees ancient appetites, and children believe that it is the original Uncle Pebble sitting Banyan tree.
Mid-Autumn Festival is a tradition very meaningful. On this occasion, people buy cakes, tea and wine to ancestors, or as grandparents, parents, teachers, friends, relatives and other benefactors. And it is a good opportunity for children expressed his gratitude to her parents and extended this care in the lives of each other. Therefore, the more love family more closely.
Author: Nguyen Ngoc Huyen
Editor: Maria Aili
Wider World Language Center, widerworld.edu.vn
15 kiệt tác nghệ thuật nên xem tại bảo tàng Louvre
Submitted by nlphuong on Tue, 30/07/2013 - 06:25(ICTPress) - Bảo tàng Louvre là bảo tàng luôn đông người viếng thăm nhất trên thế giới - và điều này là có lý do.
Bảo tàng nghệ thuật lớn này là nơi lưu giữ 35.000 tác phẩm, từ các tác phẩm tiền sử học đến các tác phẩm đương thời. Nhưng với không gian trưng bày hơn 18 triệu m2 của một bảo tàng lớn có thể làm bạn bị ngập nếu bạn không định hình là xem tác phẩm nào.
Christine Kuan, trưởng nhóm trang Artsy, đã lựa chọn 15 tác phẩm nghệ thuật nên chiêm ngưỡng tại bảo tàng Louvre, được giới thiệu trên BusinessInsider.
“Bảo tàng nổi tiếng thế giới Louvre có hàng ngàn tác phẩm nghệ thuật vô giá. Mỗi năm có hơn 8 triệu người tới đây để chiêm ngưỡng các kho báu lớn. Đây là một trong những lý do Paris là địa điểm quốc tế đầy đủ nhất về văn hóa và thẩm mỹ”, Kuan cho biết.
Kuan cũng đã bình luận về các tác phẩm nghệ thuật và cho chúng ta biết tại sao các tác phẩm này không nên bị bỏ lỡ.
Tác phẩm "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci (1503-1506) là bức họa nổi tiếng nhất trên thế giới, Mona Lisa của Leonardo da Vinci (hay La Gioconda hay La Joconde) với nụ cười bí ẩn và thuyết ảo tưởng đỉnh cao nghệ thuật vào đầu những năm 1500. Tác phẩm nghệ thuật lớn này được trưng bày tại bảo tàng Louvre từ năm 1797. Hàng triệu người đã hành hương về Paris để được chiêm ngưỡng bức họa thật mỗi năm”.
Tượng thần chiến thắng "Nike of Samothrace" hay "Winged Victory" (năm 190 trước công nguyên) là một tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ bằng đá cẩm thạch, mô tả nữ thần Nike, vị thần tượng trưng cho chiến thắng lên một tầm cao mới. Bức tượng được nhà ngoại giao người Pháp Charles Champoiseau phát hiện năm 1863, tại đảo Samothrace, phía Đông Hy Lạp, trong tình trạng bị vỡ thành nhiều mảnh. Các mảnh vỡ được gửi về Paris, ghép lại và trưng bày ở bảo tàng Louvre. Mặc dù không còn nguyên vẹn nhưng Tượng thần chiến thắng Samothrace vẫn được xem như một trong những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng bậc nhất. Sửng sốt bởi chất lượng diễn tả, tác phẩm này được sẽ là một thành tựu của văn hóa cổ Hy Lạp. Chắc chắn đây là tác phẩm cảm hứng cho bất cứ ai muốn chiến thắng.
Bức họa "Chiếc bè của chiến thuyền Méduse" của danh họa Théodore Géricault (1818 - 1819) - một trong những người khai sáng ra chủ nghĩa lãng mạn trong hội họa. Dựa trên một thảm họa ngắn ngủi có thực của xác tàu và ăn thịt người, Théodore Géricault đã vẽ tác phẩm đại diện cho trường phái lãng mạn Pháp khi mới 27 tuổi. Bức tranh làm bùng nổ một vụ scandal chấn động nước Pháp và thế giới những năm đầu thế kỷ 19 vì mô tả một nhóm người tuyệt vọng cùng cực trên một chiếc bè đang trôi nổi lênh đênh giữa biển khơi, đang vẫy gọi cầu cứu một con tàu xuất hiện nhỏ xíu ở tít đằng xa phía chân trời. Phần máu trong tranh là kết quả tìm tòi không ngừng nghỉ của Géricault trong nhiều nhà xác. Tất nhiên, mỗi người sau đó và hiện nay phải ngắm bức tranh bằng xương bằng thịt này.
Bức cẩm thạch "Psyche Revived by Cupid’s Kiss" (Psyche hồi sinh sau nụ hôn của Thần Ái tình) (1793) được nhà điêu khắc tài hoa người Ý Antonio Canova theo trường phái Tân cổ điển dựng lại câu chuyện tình thần thoại của Thần Ái tình (kích thước xấp xỉ người thật) và nàng Psyche. Nữ thần Venus khiến Psyche bất tỉnh và ngủ vùi cho tới khi thần cupid tới hôn lên môi Psyche. Sau đó nàng công chúa trần gian này uống một ly nước tiên và có thể sống bất tử với Cupid như những vị thần khác. Bức tượng điêu khắc này gây ấn tượng sâu sắc từ các thiên thần và là sự thể hiện lộng lẫy của tình yêu đích thực.
Tác phẩm điêu khắc "The Seated Scribe" (Ông giáo ngồi) của Saqqara (Triều đại thứ 4, niên đại khoảng năm 2620-2500 Trước Công Nguyên). Phòng trưng bày các cổ vật Ai Cập tại Lourve có khoảng hơn 50.000 hiện vật và "The Seated Scribe" được xem là một trong những vật quý nhất cả bộ trưng bày. Vẻ mặt hoàn hảo và mô tả sống động phần cơ thể bức tượng là minh chứng cho nghệ thuật xuất sắc của các họa sĩ và nghệ nhân Ai Cập cổ đại. Thực tế, tác phẩm có thể là người hàng xóm của bạn trong trang phục váy sẵn sàng nắm bắt suy nghĩ của bạn trên giấy papyrus".
Bức họa "Death of Sardanapalus" (Cái chết của Sardanapalus) của Eugène Delacroix. Bức họa vẽ năm 1827 lấy đề tài từ vở kịch thơ “Sarnadapalus” của Byron. Vở kịch này lấy bối cảnh Assyria thời cổ với nhà vua anh hùng do đắm chìm trong một cuộc sống kiêu sa đâm dật, lại chuyên quyền tàn bạo. Sau đó vị vua này ra lệnh tiêu hủy toàn bộ tài sản của ông khi ông biết quân đội dưới quyền thất bại. Danh họa Delacroix chọn phần hay nhất của câu chuyện để vẽ - khi tất cả các thê thiếp và nàng hầu bị đem đi giết. Bức họa có đủ tính bạo lực, xa hoa quyền thế và gợi dục, núp dưới lớp vỏ "tranh lịch sử". Bạn có nói bạn yêu lịch sử?
Tranh sơn dầu "Liberty Leading the People" (Tự do đang dẫn dắt nhân dân) của danh họa Eugène Delacroix, vẽ năm 1830. Cuộc cách mạng tháng 7 của dân chúng Paris đánh đuổi vua Charles X chính là điều thôi thúc Delacroix vẽ bức họa này. Ông đặt cô gái nửa lõa thể xinh đẹp vào vị trí nổi bật nhất của bức tranh, để cho nàng một tay đưa cao lá cờ tam sắc tượng trưng cho tự do, còn tay kia thì siết chặt khẩu súng có lưỡi lê tượng trưng cho cách mạng. Goethe từng ca ngợi Delacroix là người đã thực hiện “Sự hòa hợp một cách kỳ lạ giữ thiên đường và nhân gian”. Các nét vẽ lạ lùng và việc sử dụng màu sắc phóng khoáng đã nhân lên cảm giác phá vỡ sự lỏng lẻo của chế độ quân chủ. Sự tự do chiếc thắng - một hình ảnh khơi nguồn cảm hứng sẽ cộng hưởng tiếng vang.
Bản sao của một bức tượng đồng Hy Lạp có tên "Sleeping Hermaphroditos” (Hermaphroditos đang ngủ) (thế kỷ thứ 2 sau công nguyên) của Gianlorenzo Bernini với tỷ lệ giống với bức tượng Hy Lạp đồng. Bernini, nghệ sỹ sáng chói thế kỷ 17 đã làm một tấm đệm quá thật mà nhiều người muốn thử sự chắc chắn của nó. Điều gì đặc biệt về người phụ nữ xinh đẹp này? Hãy xem ảnh tiếp hay hãy thử tìm hiểu.
Wikimedia Commons |
Tranh "The Moneylender and His Wife" (Người cho vay lãi và bà vợ) của danh họa Quentin Metsys, vẽ năm 1514. Quentin mô tả chính xác tới từng chi tiết mọi nét tính toán của người chồng tham lam làm nghề cho vay tiền và người vợ "cùng hội cùng thuyền". Người ta có thể thấy hai con ngươi mắt họ đếm từng đồng xu và cẩn thận ghi chú trọng lượng của chỗ vàng trên bàn.
Tượng thần Vệ Nữ, ra đời khoảng 130 - 100 Trước Công Nguyên. Từ tượng điêu khắc thần tình yêu - Venus de Milo này được phát triển trên đảo Milo (hay Milos). Tài nghệ kinh điện của thời kỳ này thiết lập chuẩn cho nghệ thuật châu Âu cũng như sự sỡ hữu không giới hạn. Vẻ đẹp của người phụ rõ ràng hơn bao giờ qua tác phẩm tin cậy này.
Bức họa nổi tiếng "The Coronation of Napoleon I and Coronation của Josephine in the Cathedral of Notre-Dame de Paris on 2 December 1804" của Jacques-Louis David, vẽ năm 1806 - 1807. Bức tranh về lễ đăng quang của Napoleon I và tự tay Napoleon trao vương miện hoàng hậu cho Josephine ở thánh đường Notre-Dame ở Paris ngày 2/12/1804. Là họa sỹ Tân cổ điển nổi tiếng của Pháp Jacques-Louis David nắm bắt được tất cả vẻ huy hoàng của vương quyền Napoleon. Bức tranh còn có những nhân vật nổi tiếng như Giáo hoàng Pius VII và chính họa sỹ, tác phẩm đồ số này rộng 10m và cao 6m - một kỷ lục trong lịch sử Pháp.
"Rebellious Slave" (Nô lệ nổi loạn) của Michelangelo (1513 - 1516) được xuất hiện trong bức ảnh đẹp của Matthew Pillsbury, truyền tải sự dằn vặt và chịu đựng cùng cực. Họa sỹ, nhà thơ, kiến trúc và nhiều khả năng khác nữa - Michelangelo đã được đào tạo như là một thợ điêu khắc cho biết bên trong mỗi khối cẩm thạch là một bức tượng sẽ được giải phóng. Dù là vật lộn với đá, bằng thực tế hay bằng các thuật ngữ tồn tại, Michelangelo đã thể hiện một kiệt tác điêu khắc xuất sắc với tài năng kinh ngạc.
Tranh sơn dầu "La Grande Odalisque" của Jean Auguste Dominique Ingres, vẽ năm 1814. Nổi tiếng về các bức họa gốm, lạnh lùng, Igres là một nghệ sỹ tân cổ điển Pháp xuất sắc tự nhận thấy là người kế thừa truyền thống kinh viện hơn là người sáng tạo. Ở bức tranh, ông cường điệu cơ thể của một nàng cung phi có lưng quá dài và không có khung xương mà về mặt giải phẫu học là không hợp lý. Sức quyến rũ và sự đặc biệt trong cái nhìn như muốn nói hãy đến đây hoặc lạc lối?".
Tranh "Portrait of an Old Man and a Young Boy" (Chân dung ông già và đứa trẻ) của Domenico Ghirlandaio, vẽ khoảng năm 1840. Đây là một kiệt tác nước Ý thời Phục hưng mô tả một người đàn ông cao tuổi trìu mến nhìn cháu trai. Ở phía xa có vẻ phong cảnh vốn hàm ý về sự bất diệt của thiên nhiên và sự chuyển giao của tuổi trẻ. Cảm xúc dâng trào được bức tranh này mô tả làm bạn nhận thấy giá trị ở đây và hiện tại. Hãy cảm nhận hiện tại!
"Pyramide du Louvre" hay Kim tự tháp kính Louvre (1985 - 1993). Hiện nay cũng là một kiệt tác, biểu tượng của chính Bảo tàng Lourve được giao cho kiến trúc sư nổi tiếng người Mỹ gốc Hoa Ieoh Ming Pei xây theo yêu cầu của Tổng thống Pháp François Mitterrand và đã gây ra cơn bão dư luận lớn khai khai trương. Tuy nhiên, công trình này là một giải pháp tuyệt vời cho phép hàng trăm ngàn người tới viếng thăm bảo tàng Louvre từ dưới mặt đấy, tránh tắc nghẽn đi theo cửa cũ đã trở thành nỗi ám ảnh. Dù đêm hay ngày, thì công trình này thực sự là một điểm long lanh của Louvre".
T. Dương
Life & English: “Vacation”
Submitted by nqmhien on Sun, 28/07/2013 - 00:47Last week, I spent my vacation at Cua Lo beach. It’s a beautiful beach that I haven’t seen before.
On Thursday evening, my family went to the train station to go to Cua Lo. I was excited because my grandparents, my uncle and my aunt’s family went with us. The train started at 9 p.m. On the train, my brother, my cousins and I played cards. Then, we read the books.
On Friday, at 5.30 a.m, we stopped at the train station at Vinh city. Then we went to Cua Lo by taxi. We went to the hotel to take a rest. Next, we had breakfast. In the afternoon, we went to the beach behind the hotel to swim. At 5 p.m we went to the hotel to take a shower. After that, we had dinner and went to the park to play. It was a tired day. At 10 p.m, we went to bed.
On Saturday morning, at 5 a.m, we got up and go to the beach. When I went to the beach, the sun was rising. My mother and my aunt went to the market to buy some sea foods.
We stayed at Cua Lo to Sunday afternoon and we went home by bus. It’s a great vacation.
Author: Duong Minh Khanh
Editor:Igor Mandic - Wider World Language Center: widerworld.edu.vn
Ngày ấy đang còn đấy
Submitted by nlphuong on Fri, 26/07/2013 - 22:25(ICTPress) - Kỷ niệm 66 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2013), ICTPress trân trọng giới thiệu Tùy bút Kỷ niệm chiến trận của một cán bộ, nhà báo ngành Bưu điện, nay là ngành Thông tin và Truyền thông như một lời tri ân tưởng nhớ công lao của các anh hùng liệt sĩ, các thương bệnh binh, các Mẹ Việt Nam Anh hùng.
Biết cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa, nên sáng đó gần như toàn bộ anh em ở Tòa soạn Tạp chí Tem đều có mặt tại nhà đại tá Trần Đình Long trong một căn hộ chung cư phố mới ở Hà Nội.
…Câu chuyện dần dà cũng có đà. Anh Long, tôi xin phép gọi thế, vì chúng tôi gần như cùng một thế hệ. Anh là người lính chuyên nghiệp. “16 tuổi vào lính. Hết tuổi lính thành cựu chiến binh, còn hết cựu chiến binh thì sẽ….”
Chủ khách còn đang giới thiệu “trích ngang” thì chợt có người hỏi: “…thế bác “ra quân” năm nào ạ?!”.
“Tôi là “lính chung thân” mà…!” anh khẳng định.
Đáp lại câu “Chắc bác có dự chiến dịch Hồ Chí Minh chứ? ”, anh bảo: “Tôi nghĩ chiến dịch Hồ Chí Minh là cái mốc cuối trên cả một chặng đường dài. Có đánh Quảng Trị, đánh Kontum. Buôn Mê Thuột… mới có điểm đích cắm cờ trên dinh Độc Lập 30/4”.
…Vốn là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 của trung đoàn 48 Thạch Hãn Anh hùng, Sư 320B. Sau “81 ngày đêm” đó anh còn lên cả biên giới phía Bắc, rồi vào biên giới Tây Nam… Nhưng rút cục anh bảo rằng: “Quảng Trị vẫn là nơi ác liệt nhất mà tôi gặp”.
Anh kể: “… Trong chiến đấu hy sinh thì cũng mỗi người mỗi kiểu. Còn có sống được đến hôm nay thì cũng mỗi người một cảnh các anh ạ!” - . Anh Long “tóm tắt lại” như vậy.
“Ở mặt trận cái chết bất chợt lắm. Như anh Khuất Bá Văn, người Quốc Oai, đại đội trưởng chủ công của tôi đó. Hầm anh ấy sát hầm tôi, giao ban về ngày nào anh cũng sang tôi nghe tình hình. Sáng đó anh em vừa đứng với nhau. Tôi đi vào, anh ấy bước ra. Vậy mà về đến cửa hầm thì pháo nổ…
… “Ấy thế nhưng cũng có những anh đi đến sát liền cái chết, tưởng chắc là chết lại không chết. Ấy là hồi đó bữa ăn hàng ngày của chúng tôi chủ yếu là lương khô, thèm rau xanh, thèm lắm mà không có. Thế rồi một hôm trong “hăng gô” chiến sỹ xuất hiện rau xanh. Thì ra hôm trước theo anh em lên công sự, cậu “anh nuôi” phát hiện một vạt muống đạn bom chưa cầy hết. Đêm đến, cậu ta bò ra lấy về cải thiện cho anh em.Vạt rau đó cách địch dễ chừng chỉ mười lăm hai chục mét…”. Rất tiếc sau này anh ấy cũng hy sinh…
“Còn có những người hy sinh thầm lặng, không chói lòa, ít người nói đến nhưng thật oanh liệt. Tôi ví dụ như các chiến sỹ quân y chẳng hạn. Họ không cầm súng mà lại phải luôn có mặt ở những nơi đạn bom ác liệt nhất ”. Anh kể về trường hợp của anh Cao Bá Nhận, người Thái Bình mang thương binh ra bờ sông. “…Tải thương thì làm sao mà bò được. Nghe tiếng rít anh đã vội nằm xuống rồi mà anh vẫn bị dính đạn pháo địch …”
…“Rồi còn có những anh em hăm hở, tự hào lên đường ra trận nhưng chưa kịp chiến đấu đã hy sinh. Lần ấy tôi đi nhận quân số bổ sung. Họ đều là tân binh cả. Cùng đi với anh em về lúc 3 giờ đêm thì 5 giờ đã phải chứng kiến cảnh 3 chiến sỹ đó tử vong. Ba thanh niên hồn nhiên, mạnh khỏe, đầy tin tưởng vừa được giao cho mình chỉ huy, trông còn chưa rõ mặt nhau mà giờ đây lại phải đau đớn nhìn 3 thân hình non trẻ, cường tráng ấy quằn quại trong vũng máu… Một quả M79 rơi giữa đội hình. Tôi còn trông thấy cả thằng địch ngồi trong công sự đối diện bấm cò mà… Đau lắm…! ”
Buổi đó còn có cả thượng tá Vũ Đình Lập. Anh ít tham gia câu chuyện. Dáng vẻ có chiều tư lự. Ngày “72” anh còn là chiến sỹ của một trong 2 trung đội công binh được tách ra phái vào Thành Cổ. “…Đơn vị tôi khi đó nhiều tân binh đến chiến trường mà khí tài bộ binh dùng còn chưa thạo, vậy mà chiến đấu hết sức dũng cảm ngoan cường”. “Ấy thế nhưng do chỉ là đơn vị lẻ được cử đi phối thuộc nên giờ đây cũng ít ai biết đến nó, ngay tên của đơn vị mà trong bảo tàng ghi còn sai …”.
…Nhiều năm đã đi qua, anh em trong đơn vị đã chuyển sang các đơn vị mới. Ở các cương vị công tác khác nhau, cũng không ít người đã được cả nước tôn vinh rồi … nhưng trong lòng không sao quên được đồng đội cũ. Ngoài anh Long, anh Lập còn các anh Nguyễn Đức Khánh, Đỗ Quang Cường, Đỗ Hùng, Phạm Xuân Nội… Họ vẫn thường xuyên gặp mặt nhau, tìm kiếm, liên lạc với thân nhân các liệt sỹ. Các anh cứ lặng lẽ tưởng niệm và tri ân liệt sỹ như thế đó…
***
…Buổi “gặp 2 chiến sỹ Thành cổ Quảng Trị” cuối cùng không đi tới mục tiêu đề ra ban đầu. Các anh không kể về trận đánh lịch sử - trận đánh làm lệch cán cân đàm phán Paris năm xưa. Các anh cũng chẳng kể gì về các chiến tích của bản thân. Thậm chí mỗi khi có khơi gợi thì các anh còn khiêm nhường tránh …
…Cuối cùng thì tôi cũng hiểu được vì sao. Anh Long người đã bỏ hơn 3 năm trời đi lại, tìm kiếm, chỉnh lý danh sách, địa chỉ… cho khoảng chừng 4.000 liệt sỹ Quảng Trị. Tất nhiên sai sót là điều không tránh khỏi nhưng thế là anh cũng đã góp một phần đáng kể cho để cuốn sách “Huyền thoại Thành cổ Quảng Trị” được ra đời. Chiếc điện thoại di động mà anh đang cầm đây kỳ đó đã cộng thêm vào ngân sách chi tiêu gia đình một khoản hơn 20 triệu….
Ạnh Lập cũng vậy, sau chiến tranh đơn vị ly tán. Cuộc sống dạt mỗi người một phương... Anh vẫn hay về thăm đại đội trưởng cũ. Từ ngày về nhà, cuộc sống của ông không mấy suôn sẻ... Anh còn đi tìm kiếm tin tức về gia đình anh Phúc ở 161 đường Nam Bộ năm xưa [1] rồi cứ băn khoăn nay chuyển về đâu mà hỏi mãi chẳng ra... Rồi như chợt nhớ anh bảo:
- À mà này, còn cuốn nhật ký của liệt sỹ Đoàn Văn Ứng nữa. Chị ấy vẫn đang giữ… Các anh là nhà báo thì nên tìm mà viết. Nó cũng chẳng khác mấy “Nhật ký của Đặng Thùy Trâm. Đọc nó các anh sẽ hiểu hết về đơn vị chúng tôi ngày đó…”.
“Vậy mời các anh tới đây là để kể về đồng đội chung chiến hào thuở ấy với tình thương mến, đâu phải để kể về chiến tích của riêng mình, các anh hiểu cho... ” - ánh mắt các anh như muốn nói câu đó.
Thì ra còn lại tới hôm nay, ngoài phận sự hàng ngày đối với gia đình, với xã hội, trên vai các anh còn luôn trĩu nặng thêm những điều gửi gấm không bằng lời của những người đã khuất…
***
Giờ đây 40 năm đã trôi qua… Chẳng ai muốn khơi lại những câu chuyện đau thương. Dân tộc mình quen tựa lưng vào những đống đổ nát để đứng dậy ngẩng cao đầu rồi. Nhưng đâu có phải trong những công trình và cuộc sống sôi động hôm nay thiếu bóng dáng các anh…
…Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ.
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước.
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm [2]
Năm qua kỷ niệm 66 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ, Nhà nước đã ban hành hàng loạt chính sách đối với những người có công. Người ta bảo “chúng ta phải biết ơn thương binh liệt sỹ vì có sự hy sinh của các anh chúng ta mới có được ngày hôm nay”. Nhưng tôi cứ bâng khuâng… Có phải vì cái ơn mà các anh đã mang lại cho mình thì nay phải lo trả không? “Công trả bao nhiêu… là đủ ?!”.
…Xưa làm trong ngành Bưu điện, chúng tôi thường xây dựng các tuyến đường dây qua rừng… Cùng nhau chuyển những chiếc cột xi măng 5,5 tạ lên đồi cao. Khiêng đòn đầu cột tôi cứ bị ám ảnh bởi một sự hàm ơn, hàm ơn không rõ hình hài đối với những người khiêng chân cột phía sau. Cùng một bổn phận, cùng một sức khỏe… sao họ lại phải gánh phần hơn mình… Rồi tự trong lòng cứ thấy áy náy, cứ thấy như đã làm một “điều gì chưa phải, chưa thỏa đáng”, đối với bạn bè, đồng đội…
Hơn 1 triệu người đã ngã xuống, hơn 2 triệu người để lại một phần cơ thể mình trên chiến trường và còn nhiều triệu người đeo đẳng di chứng của chiến tranh… Có những người đã được thống kê ghi nhận, còn những cái chết mà không ai biết đến… Vì vậy cả xã hội chúng ta chịu ơn các anh - một sự chịu ơn “định tính chứ không định lượng”, một món nợ không có hồi thanh toán.
…Ngày ấy đất nước ta còn nghèo, chưa có tí của nả nào thì “Hội giúp binh sĩ tử nạn” đã thành lập và còn mời được cả Chủ tịch Hồ Chí Minh làm “Hội Trưởng Danh dự”.
… Mùa rét năm đó, Nhà hát Lớn Hà Nội có một buổi “quyên góp quần áo, giầy mũ cho binh lính ở ngoài chiến trường, mở đầu cuộc vận động mùa đông chiến sỹ”. Nhà tôi người lớn đi về bàn tán sôi nổi. Ông tôi bảo, giọng pha chút bùi ngùi: “… Hôm nay thấy Cụ Hồ cũng đến. Cụ cởi ngay chiếc áo rét đang mặc để góp vào chồng quần áo…”.
…Dân ta từ xưa đã có một triết lý nhân sinh thật chí lý “làm ơn thì đừng có nhớ, chịu ơn thì cấm được quên”. Vâng ơn tình ơn nghĩa thì chỉ có thể trả bằng nghĩa, bằng tình. Làm tất cả những gì để giữ cho Đất Nước này vẹn toàn, bình yên, Dân tộc ta được tự hào, tự trọng không cho ai hiếp đáp, cho cuộc sống của tất cả mọi người hưng thịnh …mới thật là cái nghĩa cần lo trả cho các anh…
Cầu chúc vong linh các anh luôn vui mỗi khi nhìn thấy chúng tôi tiếp bước các anh trong đạo lý và lý tưởng sống!
M.C
[1] Đường Lê Duẩn ngày nay.
[2] Bốn câu thơ của “chiến sỹ Thành cổ” Lê Bá Dương
Trò chuyện với nhiếp ảnh gia người Anh John Ramsden
Submitted by nlphuong on Thu, 25/07/2013 - 22:45(ICTPress) - John là nhà ngoại giao với những quan tâm sâu sắc về nhiếp ảnh và nghệ thuật thị giác từ rất lâu.
Ông đã từng làm việc ở Senegal (Tây Phi), Vienna và cũng từng ở Hà Nội năm 1980 với vai trò phó đoàn ngoại giao của đại sứ quán Anh và ở Việt Nam tới năm 1983. Vào thời điểm này Việt Nam vẫn còn là đất nước bị cách biệt và còn rất nghèo đói sau nhiều thập kỉ chiến tranh. Được chỉ định tới Việt Nam trong thời gian quá ngắn, John không kịp học ngôn ngữ hay văn hóa gì về đất nước này trước khi đặt chân tới đây.
Những bức ảnh mà John đã thực hiện ghi lại sự hứng thú ngày càng lớn của ông với những gì ông chứng kiến tại đất nước mới mẻ này. Chụp ảnh cũng là cách để John khám phá và có cảm giác về cuộc sống nơi đây.
Ông thường đi bộ xung quanh Hà Nội, đi xe đạp quanh những làng lân cận hay đi những chuyến đi dài bằng ôtô vào cuối tuần cùng với người bạn đồng hành là chiếc camera của mình. Sau khi rời khỏi Việt Nam, ông chưa từng quay về Việt Nam nhưng vẫn luôn dự những tình cảm mạnh mẽ cho quãng thời gian ở đây cũng như vẫn yêu thích đọc về Việt Nam, nhất là qua những tác phẩm văn chương.
Năm 2010 ông có một triển lãm ảnh nhỏ ở Bảo tàng Nghệ Thuật Đông Á ở Bath, trùng với kỷ niệm 1000 năm Hà Nội tại Việt Nam.
Trong buổi trò chuyện diễn ra vào 18h, ngày 26/7/2013 tại Viện Goethe Hà Nội - 56/58 Nguyễn Thái Học, Hà Nội, John sẽ trình chiếu những tác phẩm ảnh ông đã thực hiện những năm 1980 và cùng trao đổi với bạn bè và các khán giả quan tâm.
Buổi trò truyện bằng tiếng Anh với phiên dịch tiếng Việt.
Bảo Ngọc
Chàng trai mồ côi đỗ thủ khoa HV Bưu chính Viễn thông
Submitted by nlphuong on Thu, 25/07/2013 - 17:53Bố mẹ lần lượt qua đời vì bệnh ung thư, nỗi đau chồng chất, song Bùi Chí Hướng (lớp 12A1, THPT Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) vẫn học giỏi và xuất sắc đỗ thủ khoa Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với 27 điểm.
Hướng là con út cũng là con trai duy nhất trong gia đình thuần nông có 4 chị em ở thôn Tiên Hội, xã Đông Hội (Đông Anh, Hà Nội). Khi còn sống, bố mẹ em quanh năm tất bật với 8 sào ruộng và mấy con lợn. Sau khi bố mẹ tích góp xây được căn nhà 2 tầng khang trang thì tai họa ập đến với gia đình.
Tháng 5/2009, lúc Hướng chuẩn bị học xong lớp 9 thì mẹ em đổ bệnh. Lúc đưa vào bệnh viện, bác sĩ kết luận bị ung thư tụy giai đoạn cuối. 6 tháng sau, mẹ em qua đời. Chưa đầy 2 năm sau bố Hướng cũng ra đi vì bệnh ung thư phổi. Tang mẹ chưa qua, tang cha đã tới, Hướng gần như suy sụp.
Bố mẹ qua đời, Hướng sống trong tình thương của bà nội. Ảnh: Duy Ngợi |
Ngoài giờ lên lớp, cậu chỉ biết giam mình trong phòng chơi game. Từ một học sinh giỏi, điểm tổng kết học kỳ I năm lớp 11 em chỉ đạt loại khá. “Thường mỗi khi được học sinh giỏi là bố mẹ khen, động viên phấn đấu. Nhưng bố mẹ đi rồi, em biết khoe cùng ai”, Hướng buồn bã nhớ lại. Nhiều lúc ở cùng bà trong căn nhà mênh mông, Hướng chỉ biết khóc thầm và lấy di ảnh của mẹ (được chị gái thứ ba vẽ tặng em khi mẹ đã mất) ra ngắm cho đỡ nhớ.
Con trai, con dâu mất sớm nên bà nội Hướng là bà Đặng Thị Tuất (80 tuổi) đã dành trọn tình thương cho 4 đứa cháu bất hạnh. Lấy khăn quệt nước mắt, bà Tuất kể: “Ngày trước, bố mẹ cháu chỉ sinh 3 chị gái rồi thôi, nhưng tôi vốn lạc hậu, nghĩ bố nó lại là cháu đích tôn, chẳng lẽ không có con trai nối dõi nên khuyên nhủ mãi mới chịu sinh thêm Hướng. Nay cha mẹ không còn, tôi chỉ mong có sức khỏe và sống thêm để làm cột dựa cho các cháu”.
Mấy chị gái người thì lấy chồng, người đi làm xa mỗi tuần mới về một lần nên khi bố mẹ qua đời, Hướng sống cùng bà nội. Thương bà, thương các chị vất vả, Hướng đành nén nỗi đau và cố gắng học. Hàng ngày, ngoài giờ lên lớp em về nhà phụ bà nấu cơm và làm việc nhà. “Bà thương em nhất nhà nhưng đôi khi em không nghe lời mà còn cãi lại khiến bà buồn. Sau đó em rất hối hận và xin lỗi bà”, Hướng vừa nói vừa nhìn bà nội với lòng biết ơn.
Bố mẹ qua đời, Hướng sống trong tình thương của bà nội. Ảnh: Duy Ngợi |
Từ bé đã thích mày mò máy tính nên khi làm hồ sơ dự thi đại học, Hướng đã chọn HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông với ước mong trở thành kỹ sư tin học. Ngoài ra em còn dự thi khối B ĐH Y Hà Nội. Khi biết tin đỗ thủ khoa HV Công nghệ Bưu chính, Hướng đã nhảy cẫng lên vì vui sướng rồi ôm chầm lấy bà.
Còn bà nội Hướng vừa mừng vừa lo. “Biết tin cháu đỗ thủ khoa, bà con bảo tôi tổ chức ăn mừng, nhưng thân già với đồng lương ít ỏi thì biết lấy tiền đâu, đành nói chỉ có nước chè mời các cụ thôi’, bà nội Hướng nói trong tiếng nấc.
Nhắc đến học trò của mình, cô Ngô Thị Bích Ngọc, chủ nhiệm lớp 12A1 THPT Cổ Loa cho biết, Hướng rất chăm chỉ, sôi nổi trong các hoạt động của lớp, của trường. Dù mồ côi cha mẹ nhưng em rất có ý thức học tập và luôn nằm trong top 5 của lớp chọn 12A1.
Duy Ngợi
Nguồn: vnexpress.net
Quê nhà Trường Sa
Submitted by nlphuong on Thu, 25/07/2013 - 06:50Qua hành trình dài hơn 300 hải lý giữa bốn bề sóng nước, chúng tôi bỗng nhìn thấy những chú bò gặm cỏ, mẹ con đàn gà gọi nhau kiếm mồi, đàn vịt bơi lội tung tăng...
Khi chuẩn bị lên đảo Song Tử Tây, loa truyền thanh trên tàu đã vang vang giới thiệu về hòn đảo này. Sau hành trình dài lênh đênh trên biển, ai cũng chăm chú khi nghe những thông tin về đảo.
Đảo Song Tử Tây nằm ở 110 23’ 46’’ vĩ độ Bắc, 1140 19’ 53” độ kinh Đông. Đảo có diện tích khoảng 0,17km2, xung quanh cao, ở giữa lòng đảo trũng. Nền đảo cao so với mực nước biển từ 4-6 m.
Nhìn từ xa đảo như một khu rừng nhỏ mọc lên giữa đại dương. Đảo có nhiều giếng nước lợ có thể tắm giặt và tưới cây. Trên đảo có bò, lợn, gà ,vịt... và rau xanh bốn mùa tươi tốt.
Quang cảnh như nông trang trên đảo Song Tử Tây |
Về lịch sử, Song Tử Tây được thực thi chủ quyền đã lâu. Năm 1956, Chính phủ Pháp đã chuyển giao cụm đảo Song Tử (Song Tử Tây, Song Tử Đông, và các bãi đá khác) cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Hiện tại, trên đảo Song Tử Tây vẫn còn cột mốc chủ quyền từ thời Việt Nam Cộng hòa.
Vào đến đảo, chúng tôi thực sự bất ngờ trước khung cảnh thanh bình, gần gũi của những chú vịt béo núc níc chạy thành đàn, của những chú bò mải mê gặm cỏ hay của mẹ con đàn gà kiếm mồi dưới gốc cây phong ba.... Đảo Song Tử Tây như một nông trang trù phú.
Đàn bò mải mê gặm cỏ ở Song Tử Tây |
Mẹ con đàn gà gọi nhau đi kiếm mồi. |
Chuồng vịt dưới tán cây phong ba |
Ở những đảo khác, chúng tôi cũng bắt gặp những hình ảnh quen thuộc như ở quê nhà. Có lẽ những cảnh thường nhật trên đảo giúp người chiến sĩ nơi đây thêm gắn bó và yên lòng đảm nhiệm canh giữ đất trời của Tổ quốc.
Những chú chó quấn quýt nhau trên đảo Sinh Tồn |
Chú lợn sục sạo tìm ăn trên đảo Sinh Tồn |
Đàn vịt lặn ngụp ở đảo Cô Lin |
Đến đảo Đá Lớn, tôi giật mình vì tiếng gù nhau của đôi chim cu gáy. Thật không ngờ ở nơi biển đảo xa xôi này vẫn có thể tìm thấy những thanh âm quen thuộc của đất liền.
"Khi nghe tiếng gù nhau của chúng, người ta thường nhớ đến cánh đồng vàng bất tận nơi quê nhà, nhớ đến mùa gặt thóc rơm vàng ruộm đường làng. Nghe tiếng cu gáy cho bớt nhớ nhà anh ạ!". Đó là tâm sự của anh lính trẻ, tôi chưa kịp biết tên, khi kể về 2 chú chim đang được nuôi dưỡng rất cẩn thận trên đảo Đá Lớn.
Đôi chim cu gáy được đưa từ đất liền ra đảo Đá Lớn |
Rời chân khỏi mỗi hòn đảo trong quần đảo Trường Sa, chúng tôi thấm thía hơn cảm xúc về tình yêu từng tấc đất quê hương. Trường Sa cũng là một phần máu thịt của quê nhà ta đó!
Hồng Chuyên
Báo Bưu điện
Để hiểu tại sao đàn ông cần phụ nữ, hãy nhìn Bill Gates
Submitted by nlphuong on Wed, 24/07/2013 - 06:15(ICTPress) - Đàn ông cần phụ nữ trong cuộc sống, và không chỉ là các lý do sinh lý. Theo một nghiên cứu mới được phần Ý kiến của Thời báo New York - The New York Times cho biết, phụ nữ làm cho đàn ông trở nên hào phóng hơn.
Ảnh: Wikimedia Commons |
Các nhà nghiên cứu chủ đề này đã phát hiện ra rằng nam giới là lãnh đạo có gia đình thường dừng chi trả cho nhân viên khá nhiều. Đó là một quyết định tiềm thức giúp họ tích trữ nhiều cho bản thần để chu cấp cho gia đình tốt hơn. Tuy nhiên, nếu họ là cha của một bé gái chứ không phải là một bé trai, thì lương của nhân viên có thay đổi.
Một nghiên cứu khác của một nhà tâm lý học người Amsterdam cũng cho thấy phụ nữ làm cho đàn ông ít tham lam hơn. Những người tham gia nghiên cứu được hỏi nếu họ cho một người lạ 10 - 30 USD họ sẽ không bao giờ muốn gặp lại nhưng vẫn giữ riêng 25 hoặc 20 USD. Những người chọn lựa khả năng nghĩ đến người khác nhiều hơn là khoảng 40% thì thường có chị em gái. Người có an hem trai thì không như vậy.
Giáo sư trường Wharton Adam Grant đã viết về nghiên cứu trên Thời báo New Yorks đã sử dụng Bill Gates làm ví dụ cho những phát hiện nghiên cứu:
Trong khi Bill Gates nổi tiếng về sự hào phóng và bác ái, thì có một thời gian ông không sẵn sàng muốn chia sẻ sự giàu có của mình. Tất cả điều này đã thay đổi khi ông có con gái.
20 năm trước, khi Bill Gates đang trên đường trở thành người giàu có nhất thế giới, ông từ chối một lời khuyên thành lập một quỹ từ thiện. Ông đã đợi đến 1/4 thế kỷ trước khi bắt đầu bỏ tiền ra làm từ thiện, nhưng đã làm thay đổi quyết định của ông trong năm sau đó. Chỉ 3 năm sau, Gates xếp thứ 3 trong danh sách những người bác ái rộng rãi nhất của Fortune ở Mỹ. Giữa thời gian đó, ông có con gái đầu lòng.
Gates đã nhận thấy tầm ảnh hưởng của người vợ và mẹ đối với mình qua nhiều năm. Trước khi kết hôn với Melinda, mẹ của Gates đã viết: “chia sẻ cho càng nhiều người, nhiều điều sẽ tới”. Điều này đã tác động và Gates sau đó đã trích dẫn lời cổ vũ của mẹ trong một bài phát biểu phát bằng tốt nghiệp ở Đại học Harvard.
Và nếu bất cứ ai biết quyền lực của một người phụ nữ, thì đó là Melinda Gates. Grant trích dẫn một bài báo của CNN về các bữa tiệc từ thiện của vợ chồng Gates và Melinda tổ chức. Ở bài báo này, Gates đã tranh luận về tầm quan trọng khi có một người phụ nữ tham dự các bữa tiệc cùng với các ông chồng là nhà tỷ phú. “Thậm chí nếu người đàn ông đó là một người kiếm tiền, thì vợ sẽ là một người giữ tiền thực thụ. Và người vợ sẽ đi cùng với bất kỳ kế hoạch bác ái nào bởi vì kế hoạch đó tác động tới người vợ và tới những đứa con của họ”, Gates cho biết.
HY
Nguồn: Business Insider
Life & English: “Ex-Book-Change Day”
Submitted by nqmhien on Wed, 24/07/2013 - 00:45The Ex-Book-Change Day will be held on July 28th, 2013 at Ha Noi Youth Culture and Sports Palace, No 1 Tang Bat Ho Street, Hai Ba Trung District, Hanoi.
Ex-Book-Change has officially become an important event of Book Festival Day project since 2012, which is carried out by Circle of Friends (CoF) with the annual supports of Thang Long March Fund, which aims at raising inspiration to widen knowledge and nourish the soul of over 8,000 children at the 08 poorest communes, Ba Vi District, Ha Noi.
To continue the success of Ex-Book-Change Day 2012 and Book Festival Day 2012 atTienPhongPrimarySchool, Ex-Book-Change Day 2013 (EBC 2013) will be extended. Besides creating the good place for those who love reading in Ha Noi, EBC 2013 is the precondition to raise fund for Book Festival Day in August, 2013. All the money will be donated to buy books and build class bookshelves in Book Festival Day.
EBC 2013 is going to be from 9am to 4pm in Sunday morning. Besides books exchanging activities during the day, the key point in the morning is Talk show “Reading with children”. The participants of experienced speakers with games between parents & children in the Talk show will interest the participants, share raising-children experiences to parents and encourage children to read books actively. In the afternoon, Music show for raising fund “Each book, one love” will be taken place with sections of student music bands, dancing bands in Ha Noi.
Furthermore, fund raising and exhibition area in Ex-Book-Change 2013 are the following events in the afternoon. While the fund raising area brings so many activities such as “Books to build libraries for children” and writing calligraphy, fast drawing, telling from Tarot card, etc, the exhibition area will make people impressive and moved on Photovoice corner - where shows photos of children in Ba Vi with deep feelings of volunteers through some times doing surveys.
For book changing activity, books are going to be collected starting from July 10th to July 24th, 2013. Information about collecting books as well as about EBC 2013 is updated in http://www.vongtaybeban.vn/
(Source: http:www.vongtaybeban & http://hanoigrapevine.com)