Tiếng nói ICTPress
Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tô thắm tình đoàn kết keo sơn Việt - Lào
Submitted by nlphuong on Sun, 01/10/2023 - 16:41Nhà nước và Bộ Quốc phòng Lào đã truy tặng Huân chương Anh dũng hạng Nhất cho đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để ghi nhận những đóng góp của đồng chí đối với Cách mạng Lào.
Ngày 26/9/2023, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Hà Nội, Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào phối hợp với Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức Lễ trao khen thưởng của Nhà nước và Bộ Quốc phòng Lào tặng các tập thể, cá nhân Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Nhà nước và Bộ Quốc phòng Lào đã truy tặng Huân chương Anh dũng hạng Nhất cho đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để ghi nhận những đóng góp của đồng chí đối với Cách mạng Lào, góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào; đặc biệt là góp phần giáo dục thế hệ trẻ của hai nước hôm nay và mai sau.
Đại diện gia đình đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện đã tham dự Lễ và đón nhận Huân chương Anh dũng hạng Nhất cho đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện. |
Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, tên khai sinh là Lưu Văn Thi, quê ở quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng; tham gia cách mang khi mới 18 tuổi.
Đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện (1922-1995) nguyên là: Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IV, Trưởng Ban B.68 Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chính ủy - Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn (Đoàn 559).
Đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện Là chiến sĩ cách mạng hoạt động ở cả ba nước Đông Dương, giúp cả cách mạng Lào và cách mạng Campuchia.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, từ tháng 05/1970 đến tháng 02/1975, đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện đã công tác và chiến đấu tại chiến trường Trường Sơn, lần lượt giữ các chức vụ: Phó Chính ủy Mặt trận 968 - Nam Lào, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn kiêm Chính ủy - Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh khu vực 470, Chính ủy - Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn.
Trong thời gian này, đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện đã có những đóng góp đối với Cách mạng Lào, góp phần tô thắm tình đoàn kết gắn bó keo sơn giữa hai quân đội và hai dân tộc Việt - Lào trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung, cụ thể như sau:
Tham gia chỉ huy cụm phía Tây trong chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào (từ ngày ngày 30/01/1971 đến ngày 23/03/1971), góp phần đáng kể vào thắng lợi to lớn của chiến dịch.
Trước khi diễn ra chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào, trên cương vị là Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn, đồng chí Hoàng Thế Thiện đã cùng Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Trường Sơn Hoàng Kiện trực tiếp chỉ huy Sư đoàn 968 và Trung đoàn 29 đánh quân ngụy Lào nống lấn ra Mường Phìn (thuộc Đường 9, địa phận Xa Van Na Khét), đã đẩy địch lùi về Đồng Hến.
Trong kế hoạch chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào, Bộ Tư lệnh Trường Sơn lập ra Bộ Tư lệnh Tiền phương phụ trách đánh địch ở cụm phía Tây Đường 9 với lực lượng gồm có Sư đoàn 968, các trung đoàn độc lập và Sư đoàn 2 của Quân khu 5 phối thuộc. Trên cương vị là Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn, đồng chí Hoàng Thế Thiện được Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Trường Sơn phân công làm Chính ủy Bộ Tư lệnh Tiền phương. Đồng chí Hoàng Thế Thiện được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương phân công làm Đảng ủy viên Bộ Tư lệnh chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào (gọi tắt Bộ Tư lệnh 702).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vào thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Trường Sơn và Mặt trận 968 Nam Lào tại Quảng Bình, tháng 7 năm 1970, bàn mở đường tiêu chuẩn Đông Trường Sơn và chuẩn bị cho Chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào. Từ phải sang là các đồng chí: Lê Xy - Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn, Hoàng Thế Thiện - Phó Chính ủy Mặt trận 968 Nam Lào, Đồng Sĩ Nguyên - Tư lệnh Bộ Tư lệnh Trường Sơn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Cao Văn Khánh - Tư lệnh Mặt trận 968 Nam Lào, Nguyễn Lang - Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Trường Sơn. |
Khi diễn ra chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào, đồng chí Hoàng Thế Thiện đã cùng Bộ Tư lệnh Tiền phương chỉ huy bộ đội ngoan cường, linh hoạt chiến đấu, chặn đánh quân chủ lực ngụy Lào và quân Thái Lan, tiêu diệt hàng trăm tên địch, đánh bại chiến thuật “trực thăng vận” của địch, giải phóng được Mường Pha Lan, làm cho địch không thực hiện được âm mưu hợp điểm với quân Mỹ và quân ngụy Sài Gòn ở Sê Pôn, góp phần đáng kể vào thắng lợi to lớn của chiến dịch.
Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào đã làm thất bại nặng nề về quân sự và chính trị của Mỹ và chính quyền ngụy Sài Gòn, bảo vệ vững chắc tuyến hành lang vận tải chiến lược dọc biên giới Việt Nam - Lào, tạo ra bước ngoặt quan trọng trong so sánh tương quan lượng và thế chiến lược trên chiến trường có lợi cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước không chỉ của Việt Nam, mà cả ba nước Đông Dương.
Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào đã mở ra cục diện mới trên chiến trường, tạo thế và lực đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân Lào đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào còn là một minh chứng sống động cho mối tình đoàn kết gắn bó keo sơn giữa hai quân đội và hai dân tộc Việt - Lào trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung.
Sau thắng lợi của chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào, đầu tháng 04/1971, đồng chí Hoàng Thế Thiện đã cùng Tư lệnh Bộ Tư lệnh Trường Sơn Đồng Sĩ Nguyên tổ chức đợt chiến đấu mới, tiêu diệt và làm tan rã 3 tiểu đoàn của quân ngụy Lào và quân Thái Lan, giải phóng Đồng Hến, đẩy địch đến tận Sê Nô (Đường 13), đảm bảo an toàn cho hành lang phía Tây của tuyến chi viện Trường Sơn.
Chỉ huy cụm Hạ Lào trong cuộc tiến công mở rộng vùng giải phóng Trung - Hạ Lào (từ ngày 18/10/1972 đến ngày 08/02/1973) giành thắng lợi lớn.
Khi diễn ra cuộc tiến công mở rộng vùng giải phóng Trung - Hạ Lào, trên cương vị là Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn, đồng chí Hoàng Thế Thiện đã trực tiếp chỉ huy cụm Hạ Lào gồm Sư đoàn tình nguyện 968, Sư đoàn khu vực 471, các lực lượng chuyên gia giúp bạn phối hợp với bộ đội Pa Thét Lào mở các đợt tiến công mạnh quân ngụy Lào, giải phóng tỉnh Sa Ra Van, sau đó giải phóng tiếp Tha Teng, Huội Xai, Huội Công, ngã ba Lào Ngam, phần lớn cao nguyên Bô Lô Ven và thị trấn Pắc Xoòng, làm cho căn cứ Hạ Lào mở rộng hơn bao giờ hết.
Quân khu Trung Lào và Tỉnh ủy Sa Ra Van đến thăm và làm việc với Sư đoàn 968 tại Sa Ra Van, Nam Lào, năm 1972. Từ trái sang là các đồng chí: Hoàng Thế Thiện - Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn, Xủm Sừn - Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào phụ trách Nam và Hạ Lào, Bun Thà - Phó Bí thư Tỉnh ủy Sa Ra Van, Nguyễn Ngọc Sơn - Chính ủy Sư đoàn 968, Đức - phiên dịch. |
Cuộc tiến công liên tục của bộ đội Trường Sơn và bạn Lào kéo dài 128 ngày, giành thắng lợi lớn: tiêu diệt 5.538 tên ngụy Lào và quân Thái Lan; tiêu hao nặng 3 binh đoàn cơ động (GM 41, 42, 33); diệt gọn tiểu đoàn 621 quân Thái Lan và sở chỉ huy trung đoàn 401 của quân ngụy Lào cùng các trận địa pháo; bắn rơi 57 máy bay Mỹ (không kể lực lượng làm nhiệm vụ vận chuyển), 24 xe quân sự bị phá hủy. Một vùng đất rộng lớn với hàng loạt vị trí chiến lược của địch từ Pha Lan xuống Sa Ra Van, Bô Lô Ven, A Tô Pơ được giải phóng. Căn cứ cách mạng ba nước Đông Dương được mở rộng và củng cố.
Tham gia chỉ huy Bộ Tư lệnh khu vực 470 - cơ quan Tiền phương của Bộ Tư lệnh Trường Sơn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ khu căn cứ chiến lược ở vùng biên giới giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia
Từ tháng 07/1971 - 05/1973, trên cương vị là Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn, đồng chí Hoàng Thế Thiện được phân công kiêm Chính ủy - Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh khu vực 470 - cơ quan Tiền phương Bộ Tư lệnh Trường Sơn, đóng ở khu vực cuối của đường Hồ Chí Minh, bảo vệ khu căn cứ chiến lược ở vùng biên giới giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Mặc dù bị địch đánh phá ác liệt, có lúc đường bị tắc, thiếu xăng dầu, cuộc chiến đấu vô cùng gian khổ, ác liệt, đồng chí Hoàng Thế Thiện đã cùng tập thể Đảng ủy - Bộ Tư lệnh khu vực 470 tìm nhiều biện pháp làm thất bại âm mưu thủ đoạn của địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ khu căn cứ chiến lược ở vùng biên giới giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.
Những đóng góp của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện đối với Cách mạng Lào trong thời kỳ công tác, chiến đấu tại chiến trường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ đã góp phần tô thắm tình đoàn kết gắn bó keo sơn giữa hai quân đội và hai dân tộc Việt - Lào trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung, được sử sách hai nước trân trọng ghi nhận.
Bộ tem bưu chính “Chiến sĩ cách mạng Hoàng Thế Thiện (1922-1995)”. |
Trong thư gửi Ban liên lạc Ban B.68 Trung ương Đảng và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam ngày 5/9/2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá: “Đồng chí Hoàng Thế Thiện là một cán bộ cao cấp của Đảng, một vị tướng của Quân đội. Đồng chí đã từng đảm nhiệm những chức vụ quan trọng, suốt đời chiến đấu vì sự nghiệp của Đảng, của Dân tộc. Đồng chí có ưu điểm nổi bật là dù ở cương vị nào cũng là tấm gương đoàn kết và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được đồng chí, đồng đội tin yêu”.
Anh Thi
Xu hướng thư viện mở để tiếp cận nhiều bạn đọc
Submitted by nlphuong on Wed, 05/04/2023 - 09:38Những ngày miền Bắc bỗng trở lạnh, chúng tôi - những nhà báo Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cùng một số cán bộ của thư viện Hà Nội, Cục Xuất bản, In và Phát hành - đã có dịp đến với vùng cao Mèo Vạc và Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang trong chuyến công tác và trao tặng sách cho một số điểm trường tại hai huyện.
Những ngày miền Bắc bỗng trở lạnh, chúng tôi - những nhà báo Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cùng một số cán bộ của thư viện Hà Nội, Cục Xuất bản, In và Phát hành - đã có dịp đến với vùng cao Mèo Vạc và Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang trong chuyến công tác và trao tặng sách cho một số điểm trường tại hai huyện.
Đưa sách đến vùng cao
Trải qua một hành trình dài hơn 500km với nhiều chặng đường dốc cua tay áo, đang rải đá răm, chúng tôi tới trung tâm huyện Mèo Vạc vào buổi tối muộn, chuẩn bị cho cuộc gặp mặt với thầy và trò trường THPT Mèo Vạc vào sáng thứ hai đầu tuần và trường THCS&THPT Tùng Bá, huyện Vị Xuyên vào sáng ngày hôm sau.
Các nhà báo TT&TT với thầy và trò trường THPT Mèo Vạc |
Gặp lại các thầy cô giáo nơi địa đầu Tổ quốc và tham dự lễ chào cờ xúc động tại trường THPT Mèo Vạc, nhà báo Trần Bình Tám, Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội nhà báo TT&TT cho biết đây là lần thứ hai các nhà báo TT&TT đến với trường THPT Mèo Vạc và lần đầu tiên tới trường THCS&THPT Tùng Bá để trao tặng hàng trăm đầu sách ý nghĩa với sự ủng hộ của Cục Xuất bản, In và Phát hành - Bộ TT&TT, các nhà sách Thái Hà Books, Alphabooks và những đóng góp, ủng hộ của các cơ quan báo chí, nhà báo ngành TT&TT. Đây cũng là hoạt động hưởng ứng ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam 2023.
Những cuốn sách được trao tặng tới các em học sinh THPT Mèo Vạc |
Trao tặng những đầu sách và truyền cảm hứng với toàn thể các em học sinh, nhà báo Trần Bình Tám cho biết lần thứ hai trở lại nhà trường, các nhà báo đã được tận mắt chứng kiến hoạt động dạy và học cũng như nỗ lực của hai nhà trường trong việc xây dựng thư viện cho các em học sinh.
Ở trường THPT Mèo Vạc, thư viện được dành cho học sinh cấp 3 còn ở trường THCS&THPT Tùng Bá là thư viện chung cho các em từ lớp 6 đến lớp 12. Sự chênh lệch về độ tuổi của các em ở hai trường không quá lớn nhưng sự tiếp cận với văn hóa đọc đã có sự khác nhau. Trước hết là sự khác nhau của cách tổ chức, sắp xếp và hướng dẫn của nhà trường và cán bộ phụ trách công tác thư viện. Do không được biên chế một người làm chuyên trách thư viện nên thường là các thầy cô dạy bộ môn kiêm nhiệm, chưa có nghiệp vụ thư viện nên phần nào khó khăn trong việc triển khai cho độc giả là các em học sinh đọc sách. Trong khi đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trường chuẩn quốc gia phải có thư viện, có đủ đầu sách và có người làm thư viện có nghiệp vụ chuyên môn.
Tuy nhiên, hiện nay hai điểm trường tại Mèo Vạc và Vị Xuyên vẫn chưa có cán bộ biên chế chuyên môn thư viện... Trong khi đó, độc giả là học sinh đang đến với sách ngày một nhiều hơn và có nhu cầu cao hơn... Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có một thư viện chuẩn, làm thế nào để kéo độc giả kéo học sinh đến với thư viện, đến với sách, coi sách như một thư không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay...
Một góc nhỏ thư viện trường THPT Mèo Vạc |
Để trả lời câu hỏi này, theo nhà báo Trần Bình Tám, những nhà quản lý, đặc biệt là các trường học phải sớm hoàn thiện hệ thống thư viện, kết hợp với việc giới thiệu tuyên truyền về sách, tổ chức các tiết đọc các tác phẩm hay, kể chuyện theo sách... qua đó chọn ra một số em có giọng đọc hay, truyền cảm để thành lập ra câu lạc bộ đọc sách nhằm thu hút học sinh đến với sách.
Nhà báo Trần Bình Tám cho biết: “Văn hoá đọc đã giúp cho con người rất nhiều trong mọi lĩnh vực. Nhiều bạn trẻ đã lập nghiệp, vươn lên làm giàu từ sách, có bạn nhờ sách mà bỏ đi thói hư tật xấu để hướng thiện. Nhờ sách mà tâm hồn trong sáng hơn yêu thương nhau hơn”.
Các nhà báo TT&TT tham dự tiết học Văn của học sinh trường THPT Mèo Vạc |
Xây dựng thư viện mở để học sinh tiếp cận nhiều hơn với sách
Trước mong muốn xây dựng thư viện nhà trường trở thành thư viện chuẩn, đáp ứng mong đợi của học sinh, chia sẻ với giáo viên, cán bộ thư viện kiêm nhiệm của hai nhà trường, bà Phan Thị Thuý Vân, cán bộ lâu năm của Thư viện Hà Nội đã trao đổi từng việc, từng bước cơ bản để xây dựng nên tủ sách nhà trường hướng tới phát triển thư viện ngày càng mở rộng.
Cán bộ thư viện Hà Nội trao đổi nghiệp vụ xây dựng thư viện với trường THPT Mèo Vạc |
Các bước xây dựng thư viện cơ bản có thể kể đến như nhập các đầu sách, phân loại, đóng dấu, in số, ghi số, xếp số đặc biệt, tạo thư mục… Trong đó, việc xây dựng thư mục phải triển khai các nghiệp vụ thư viện như là phải giới thiệu cuốn sách, nội dung cuốn sách là gì… “Giống như một đứa trẻ sinh ra, một cuốn sách phải có tên, có số”, bà Vân chia sẻ.
Bà Vân cũng cho biết trong công tác nghiệp vụ thư viện, người làm thư viện phải đọc hết cuốn sách và tóm tắt lại được cho bạn đọc hiểu cuốn sách nói về điều gì. Sau đó, cán bộ thư viện hay bạn đọc chỉ cần chạm vào là có thể lấy ra được một cuốn sách cần tìm. Để làm được các bước nghiệp vụ thì không hề đơn giản!.
Hiện nay, với việc ứng dụng CNTT mạnh mẽ, người làm thư viện có thể nhập sách máy tính để in nhãn, tra cứu. Bên cạnh đó, còn các phần mềm thư viện dành cho trường tiểu học, THCS, THPT. Đối với một thư viện nhà trường chưa lớn thì các công việc ban đầu có thể thực thủ công, phải có dấu thư viện, đánh số sách. Bên cạnh đó, cần có cuốn sổ đăng ký đặc biệt để nắm bắt cuốn sách phục vụ theo giờ cho từng lớp học. Học sinh mượn sách đọc cũng phải ghi chép lại.
Cũng theo bà Vân, hiện nay có xu hướng đọc mở nên thư viện, kho sách phải mở để bạn đọc, học sinh có thể tự chọn sách để trực tiếp tìm hiểu về cuốn sách. Theo đó, nhà trường có thể lên lịch để mỗi lớp học có thể xuống không gian thư viện được tiếp xúc trực tiếp với sách. “Các học sinh ở các vùng miền có bối cảnh khác nhau nên hãy để các con được tiếp xúc với sách trực tiếp để các con nắm bắt vấn đề. Đối với học sinh ở trường đặc biệt có thể chậm hơn trong hoạt động như học sinh tự kỷ thì càng phải tiếp xúc trực tiếp với sách. Sách giờ đây phần lớn được in nổi hình ảnh để các con được tiếp cần trực tiếp, thì mới có thể hiểu được vấn đề”.
Để đưa sách đến với học sinh trong nhà trường gần hơn nữa, bà Vân chia sẻ có thể làm một giá sách cho từng lớp học với khoảng 10 cuốn sách và phân công một học sinh tự quản số sách này để các học sinh có thể đọc trong lớp vào giờ nghỉ giải lao. Đọc hết mỗi cuốn sách, các học sinh có thể lại để vào giá sách. “Mỗi tuần nhà trường có thể luân chuyển sách giữa các lớp. Sách phải luân chuyển nhiều nhất, và đến tay bạn đọc nhiều nhất có thể. Có nhiều cách để học sinh tiếp cận với sách”.
“Nhà trường cũng nên mỗi tuần có một tiết học thư viện để tạo cho các con hứng thú đọc sách, hướng các con đến những điều tốt đẹp, nắm bắt các vấn đề xã hội. Đọc sách khiến các con ngẫm và ăn vào sâu trong tâm trí, mở mang được kiến thức mà việc lướt Internet không làm được như sách. Đọc trực tiếp, nhìn trực tiếp thì các con sẽ cảm thấy hứng thú”, người cán bộ say sưa chia sẻ.
Để xây dựng thư viện nhà trường, bà Vân cũng trao đổi là các giáo viên có thể đề nghị các học sinh cùng tham gia công tác thư viện một cách tự quản, tự giác. “Mỗi vùng miền có một đặc thù nên nhà trường có thể chuẩn bị các nội dung thư viện đặc thù, nên khai thác các giờ ngoại khoá để các học sinh được tiếp xúc với sách nhiều nhất có thể”.
Bà Vân chia sẻ thêm một ngày Thư viện Hà Nội phục vụ 500 - 600 lượt bạn đọc, trong đó có cả những em bé mới vài tháng tuổi đã được mẹ đưa đến thư viện và thư viện đều phục vụ, kể cả các nhu cầu cơ bản. “Việc các em bé được đưa đến thư viện, tiếp xúc với sách từ rất sớm và càng sớm thì các con được phát triển khả năng ngôn ngữ, nghe nhìn được tốt hơn”.
Bà Vân cho biết làm việc tại thư viện khoa học tổng hợp như Thư viện Hà Nội nên cái gì cũng biết. Một năm một cán bộ thư viện trung bình đọc từ 7000 đến 1 vạn cuốn sách để làm ra được các tóm tắt sách, thư mục sách.
Xây dựng thư viện mở, xanh
Chia sẻ về phát triển thư viện trong nhà trường, cô giáo Lù Thị Ngân, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cho biết nhà trường có 16 lớp từ lớp 10 đến lớp 12, trong đó có 5 lớp 12, 6 lớp 11 và 5 lớp 10 là các học sinh các dân tộc Mông, Dao, Lô Lô, Tày, Dáy… Việc xây dựng thư viện đã được nhà trường ấp ủ nhiều năm và tổ chức nhiều hoạt động hướng các em đến với sách.
Cô giáo Ngân chia sẻ hàng năm nhà trường đều tổ chức hưởng ứng ngày Sách và Văn hoá đọc thông qua việc tổ chức các cuộc thi như giới thiệu sách, xếp mô hình sách… Hưởng ứng ngày sách năm nay nhà trường vui mừng khi nhận được nhiều đầu sách phù hợp với cả giáo viên, học sinh như sách giáo khoa, sách tham khảo…
“Năm nay nhà trường cũng đang lên kế hoạch xây dựng một không gian xanh, mở để các em học sinh có thể đến không gian mở này để đọc sách với sự thoải mái, thư giãn và thấy đọc sách thật gần gũi. Giáo viên dạy văn và thầy/cô giáo chủ nhiệm các lớp của nhà trường đều định hướng cho các em về đọc sách”, cô Ngân chia sẻ thêm.
Cán bộ thư viện Hà Nội trao đổi nghiệp vụ xây dựng thư viện với trường THPT Mèo Vạc |
Về xây dựng văn hoá đọc cho học sinh trường trường THCS&THPT Tùng Bá, cô giáo Nguyễn Thị Minh, Phó Hiệu trưởng cho biết các em học sinh của trường rất say mê đọc sách, dành thời gian buổi chiều tại trường để đọc sách. Nhà trường cũng tổ chức nhiều hoạt động để thu hút các em đến với sách như giới thiệu các cuốn sách, phân lịch cho các học sinh theo khối lớp xuống thư viện đọc sách, xây dựng không gian mở ở sân trường để các em đọc sách. Nhà trường cũng tích hợp các việc đọc sách, giới thiệu sách vào các môn học như giáo dục công dân, lịch sử, địa lý… và được các em học sinh rất thích thú.
Không gian thư viện thân thiện dành cho các em học sinh trường THCS&THPT Tùng Bá |
Trong khi đó, cô giáo Tống Ngọc Huyền, giáo viên chủ nhiệm và dạy Văn lớp 6D cho biết khi dạy văn cô thường khuyến khích các học sinh đọc sách để giúp các em phát triển vốn từ ngữ phong phú và làm văn tốt hơn. Các em học sinh được khuyến khích tìm hiểu tài liệu, thông tin qua sách để hoàn thành các bài tập, mở rộng tri thức.
Những câu chuyện văn hoá đọc như thế sẽ còn tiếp tục sau chuyến công tác này của các nhà báo, những người làm công tác thư viện, sách khi sự kết nối đã được trao đổi, đã được thấu hiểu và chia sẻ./.
Nguồn: ictvietnam.vn
https://ictvietnam.vn/xu-huong-thu-vien-mo-de-tiep-can-nhieu-ban-doc-56888.html
Nhập đề về “báo chí kiến tạo”
Submitted by nlphuong on Tue, 24/01/2023 - 10:50Có thể coi “báo chí kiến tạo” là việc báo chí trở về với giá trị cốt lõi của mình.
Có thể coi “báo chí kiến tạo” là việc báo chí trở về với giá trị cốt lõi của mình.
Tổng Biên tập Báo VietnamNet Nguyễn Văn Bá |
Phản biện xã hội là nhu cầu khách quan của xã hội, xã hội càng tiến bộ thì càng cần phản biện xã hội. Một trong những công cụ để người dân thực hiện phản biện xã hội là báo chí. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, có vẻ như báo chí đang bị cuốn hút bởi những thông tin tiêu cực. (Xin nói rõ, ở đây chúng ta chỉ bàn về những thông tin chính xác chứ không bàn về tin giả - fake news). Rõ ràng công chúng thấy có sự mất cân đối ở đây. Liều lượng thông tin tiêu cực quá nhiều tạo nên bức tranh xã hội không tươi sáng, chưa phản ánh thực tế cuộc sống.
Thưa quý vị, “thiên kiến tiêu cực” có thể hiểu là là xu hướng báo chí (và cả người đọc nữa) không chỉ ghi nhận các kích thích tiêu cực dễ dàng hơn mà còn chú ý vào những sự kiện này. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tin tức tiêu cực có nhiều khả năng được coi là trung thực hơn. Vì thông tin tiêu cực thu hút sự chú ý nhiều hơn, nó cũng có thể được coi là có giá trị cao hơn. Đây có thể là lý do tại sao “tin xấu” dường như thu hút nhiều sự chú ý hơn. Thậm chí nhiều cơ quan báo chí còn đưa "view" thành một chỉ tiêu đối với phóng viên, là tiêu chuẩn để đánh giá năng lực của người làm báo.
BÁO CHÍ KIẾN TẠO
Chiến lược chuyển đổi số báo chí với định hướng là xây dựng các nền tảng số dùng chung cho báo chí, cũng như chuyển đổi mô hình làm báo, mô hình kinh doanh, phân phối nội dung trên không gian mạng, sự chuyển đổi từ đưa tin ai, làm gì, ở đâu và khi nào thành giải pháp nhiều hơn, phân tích nhiều hơn và sâu hơn, dữ liệu nhiều hơn và xác thực hơn, góc nhìn toàn diện hơn, kể câu chuyện sinh động và thú vị hơn, nhằm tạo ra nhiều hơn giá trị cho độc giả. Và đây là cách để báo chí khác biệt với các mạng xã hội và đề cao các giá trị cốt lõi của báo chí.
(Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại buổi gặp mặt báo chí của Thủ tướng Chính phủ - ngày 17/6/2022)
Trên thế giới, “báo chí kiến tạo” (báo chí giải pháp, báo chí xây dựng, báo chí truyền cảm hứng...) có thể được coi là một phản ứng đối với tình trạng lá cải, giật gân và thiên kiến tiêu cực ngày càng gia tăng của các phương tiện truyền thông ngày nay. Đó là cách tiếp cận nhằm mục đích cung cấp cho công chúng một bức tranh công bằng, chính xác và có bối cảnh về thực tiễn, mà không quá nhấn mạnh vào tiêu cực và những gì đang xảy ra.
Tại buổi gặp mặt lãnh đạo các cơ quan báo chí nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/2022), Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Chúng ta cần một nền báo chí thúc đẩy xã hội cùng suy nghĩ để mang lại giải pháp, chứ không chỉ là một lực lượng báo chí chỉ biết đưa tin và bình phẩm không mang tính xây dựng. Báo chí bình phẩm thì người dân cũng sẽ bình phẩm, báo chí giải pháp thì người dân cũng sẽ tìm giải pháp”.
Báo chí giải pháp - báo chí kiến tạo có xa lạ với báo chí Việt Nam hay không? Tôi cho là không. Nhiều tờ báo, bằng những hoạt động của mình đã góp phần đưa ra giải pháp cho các cơ quan chức năng hoặc thu thập những giải pháp từ người dân để chuyển đến cơ quan chức năng. Có thể kể đến cuộc thi hiến kế “TP. HCM nâng tầm quốc tế” mà báo Tuổi trẻ từng tổ chức hay cuộc thi “Lắng nghe người dân hiến kế” của báo Người Lao động. Chuỗi các buổi tọa đàm trực tuyến trên Báo điện tử Chính phủ cũng thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, độc giả, cung cấp nhiều giải pháp, ý tưởng cho các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp cũng như chính quyền các cấp.
Hay một tờ báo địa phương như Báo Nghệ An cũng có những loạt bài viết theo khuynh hướng “Báo chí kiến tạo”. Báo đã có loạt bài về dự án Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân tại thị xã Cửa Lò. Trong những bài viết này, bên cạnh chỉ rõ những sai phạm của chủ đầu tư, Báo Nghệ An cũng “hiến kế” với các cơ quan chức năng của tỉnh để tạo sự hài hòa lợi ích giữa chủ đầu tư và địa phương.
Như vậy có thể thấy, có thể coi “báo chí kiến tạo” là việc báo chí trở về với giá trị cốt lõi của mình. Tuy nhiên, do là khuynh hướng mới nên có thể còn nhiều băn khoăn: “Báo chí kiến tạo” thực chất là gì, áp dụng ở Việt Nam ra sao khi điều kiện của chúng ta có những đặc điểm riêng. Rồi thì làm sao để hạn chế thông tin tiêu cực trên báo. Liều lượng như thế nào là đủ..../.
Nguyễn Văn Bá, Tổng biên tập Báo VietnamNet
Nguồn: ictvietnam.vn
TS. Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: Văn hóa là tinh hoa của đạo đức
Submitted by nlphuong on Fri, 26/11/2021 - 10:46Có thể nói, một người có đạo đức sẽ tỏa ra bên ngoài bằng văn hóa. Một người có văn hóa vì bên trong họ có đạo đức. Vì vậy, văn hóa là tinh hoa của đạo đức.
Có thể nói, một người có đạo đức sẽ tỏa ra bên ngoài bằng văn hóa. Một người có văn hóa vì bên trong họ có đạo đức. Vì vậy, văn hóa là tinh hoa của đạo đức.
TS. Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. (Nguồn ảnh: Vietnamnet) |
Để thực hiện được chiến lược này, theo TS. Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội nghị Văn hóa toàn quốc (khai mạc sáng nay, ngày 24/11) nên tập trung thảo luận 3 giá trị cốt lõi nhất là văn hoá gia đình, văn hoá doanh nghiệp và văn hoá công sở.
Việt Nam đã đi qua 35 năm Đổi mới, một thời gian đủ dài để đánh giá lại thành quả, bài học kinh nghiệm. Từng giữ trọng trách Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, ông có thể đánh giá một cách cô đọng nhất thành tựu văn hoá đạt được trong 35 năm qua?
Năm 1986, đất nước Đổi mới toàn diện. Trong đó, lĩnh vực kinh tế đã có nhiều tổng kết, đánh giá; riêng về văn hoá, mỗi khi Đảng có chỉ thị, nghị quyết, kết luận đều có đánh giá, nhận định. Nhưng Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần này tập trung đánh giá toàn diện và đưa ra định hướng, chiến lược phát triển văn hóa theo tinh thần Nghị quyết XIII của Đảng.
Nhìn lại 35 năm qua, tôi cho rằng, lĩnh vực văn hoá có rất nhiều điểm.
Thứ nhất, bản sắc văn hoá các dân tộc được bảo tồn, duy trì, phát triển, nâng cao. Đất nước đổi mới, kinh tế hội nhập sâu rộng, nhưng văn hoá không bị hoà tan, mai một. Điều này được thể hiện rất rõ là văn hoá của 54 dân tộc anh em không bị nhạt phai, mà được gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống không chỉ để bảo tồn, mà còn là thế mạnh của các tỉnh phía Bắc, Tây Nguyên thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Thứ hai, lễ hội văn hoá địa phương, vùng miền và quốc gia được bảo tồn, phục dựng sâu sắc hơn, bản sắc hơn, phong phú hơn.
Thứ ba, văn hoá vật thể và phi vật thể được bảo tồn, trong đó có nhiều giá trị đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới như Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca Quan họ, Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh, Ca trù, Hội Gióng, Hát xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Đờn ca tài tử Nam bộ…
Thứ tư là văn hoá ẩm thực được đưa lên một tầm cao mới, với nhiều kỷ lục quốc gia và quốc tế.
Nhưng không thể phủ nhận một bộ phận xã hội đang xuống cấp về văn hoá, đạo đức. Thưa ông, trong các kỳ họp Quốc hội, vấn đề xuống cấp đạo đức xã hội và văn hóa ứng xử liên tục được nhiều đại biểu Quốc hội nêu ra?
Đó là một thực tế không phủ nhận. Sự xuống cấp về văn hoá, đạo đức của một bộ phận trong xã hội, nhất là giới trẻ sẽ được Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần này thảo luận kỹ để chỉ đạo và thực thi tốt hơn.
Tết Nguyên đán là văn hoá truyền thống đã được lắng đọng qua hàng ngàn năm của dân tộc ta |
Là người đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực văn hoá, ông nhận định thế nào về sự xuống cấp văn hoá, đạo đức ở một bộ phận trong xã hội?
Đúng là đạo đức, văn hoá của một bộ phận trong xã hội đang xuống cấp, thậm chí xuống cấp chưa rõ điểm dừng.
Tôi rất đau đáu trước hiện tượng này, nên trong bài thơ “Quê tôi từ xã lên phường”, tôi đã phải thốt lên rằng: “Giá kinh tế bây giờ có đạo đức ngày xưa”. Nếu hiện tượng cá biệt này trở nên phổ biến thì thực sự nguy hiểm, bởi văn hoá, đạo đức xuống cấp thì mọi thành tựu về kinh tế, vật chất đạt được sau 35 năm đổi mới không còn nhiều ý nghĩa. Còn xa hơn, là xương máu của ông cha đã đổ xuống để giải phóng dân tộc sẽ nhạt nhoà khi một bộ phận thanh niên không biết trân quý.
“Giá kinh tế bây giờ có đạo đức ngày xưa”. Nếu như giờ được làm lãnh đạo ngành văn hoá, ông sẽ làm gì?
Từng là người lính Cụ Hồ, đã trải qua 9 năm tham gia giải phóng miền Nam, tôi rất thấu hiểu cội rễ của văn hoá nhiều vùng miền. Nói một cách dễ hiểu, văn hoá chính là đạo đức, là tình người, tình đồng bào, đồng chí, tình cảm gia đình, anh em, bè bạn, quê hương, là những thứ không thể cân đong, đo đếm được.
Có thể nói, một người có đạo đức sẽ tỏa ra bên ngoài bằng văn hóa. Một người có văn hóa vì bên trong họ có đạo đức. Vì vậy, văn hóa là tinh hoa của đạo đức.
Đất nước bây giờ đã khác rất xa so với thời cha anh. Nhưng giá trị văn hoá không bao giờ thay đổi. Nếu bây giờ được làm lãnh đạo ngành văn hoá, tôi sẽ cố gắng làm 3 việc lớn là văn hoá gia đình, văn hoá doanh nghiệp và văn hoá công sở.
“Gia đình là tế bào của xã hội”, là đơn vị kinh tế cơ sở, là đơn vị an ninh cơ sở, là đơn vị văn hoá cơ sở. Mọi sự tốt đẹp của quê hương, đất nước đều khởi nguồn từ gia đình và ngược lại, mọi điều không yên, không vui của quốc gia, dân tộc cũng bắt đầu từ gia đình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: “Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có tốt thì xã hội mới tốt”. Người hết sức coi trọng vấn đề giáo dục con người, mà trước hết là giáo dục từ trong gia đình.
Vì vậy, Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần này cần bàn sâu về văn hoá gia đình, văn hoá doanh nghiệp, văn hóa công sở và đạo đức công vụ. Phải hiểu, văn hóa gia đình là nền tảng xã hội, văn hóa doanh nghiệp là nền tảng kinh tế, văn hóa công sở và đạo đức công vụ là nền tảng chính trị. Khi 3 trụ cột văn hóa này được quan tâm, thì văn hóa của dân tộc sẽ thăng hoa.
Trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư…”. Như tôi đã nói, văn hoá phản ánh tư tưởng văn hoá của đảng cầm quyền, cụ thể là văn hoá ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với nhân dân.
Nội hàm văn hoá ứng xử rất rộng. Với đội ngũ công chức, viên chức, theo ông cần phải có văn hoá ứng xử thế nào cho phải đạo?
Văn hoá ứng xử của công chức, viên chức ngày nay cũng như quan chức ngày xưa. Trong xã hội phong kiến, ở bất cứ triều đại nào, ông cha ta đều rất quan tâm đến đội ngũ quan chức gần dân nhất, đó là lý trưởng. Ở đâu lý trưởng được lòng dân thì ở đó người dân yêu mến, kính trọng triều đình và ngược lại.
Tôi muốn lấy ví dụ về vua Lê Thánh Tông (trị vì đất nước từ năm 1460 đến 1497) là một trong những hoàng đế anh minh, được dân quý trọng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông lựa chọn đội ngũ quan chức cơ sở rất cẩn trọng, ngay từ cấp lý trưởng.
Để làm lý trưởng, phải đủ 4 tiêu chuẩn là “Học lực sinh đồ”, tức là phải là có kiến thức; “Gia tư hảo túc”, tức là biết làm giàu, vì chỉ những người biết làm giàu cho gia đình thì mới biết làm giàu cho bà con, làng xóm và rộng hơn là xã hội; “Đức hạnh ôn hoà”, tiếp xúc với dân hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi phải ôn hoà, nhã nhặn; “Ngôn ngữ khả tín”, muốn làm người đứng đầu làng xã làm sao nói cái gì dân cũng tin.
Năm 1947, trong thời điểm phải tập trung chuẩn bị Chiến dịch Thu Đông, tại căn cứ Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một cuốn sách nổi tiếng nhan đề: “Sửa đổi lối làm việc”. Đây là cuốn cẩm nang răn dạy đạo đức, văn hoá của công bộc nhân dân, động viên sức mạnh của Đảng, của dân tộc, của quân, dân ta góp phần đưa cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện giành thắng lợi vẻ vang. Những điều trong cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị và ngày nay chúng ta đang cố gắng học tập những điều dạy bảo của Bác thông qua thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Từ cách quản trị quốc gia của ông cha, từ những lời Bác dạy, Đảng đã nhận thấy và đang quyết tâm chỉnh đốn đội ngũ cán bộ, công chức bằng Quy định 47-QĐ/TW ngày 1/11/2011 và mới đây là Quy định 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 về những điều đảng viên không được làm.
Việt Nam có thể tự hào là một trong những quốc gia phát triển công nghệ thông tin hàng đầu thế giới. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, một bộ phận nhân dân, đặc biệt là thanh niên xuống cấp đạo đức, văn hoá là do Internet. Là Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Thông tin - Truyền thông, ông suy nghĩ gì về điều này?
Trước hết, xã hội mạng, cư dân mạng là xã hội ảo, nhưng xã hội ảo phản ảnh trung thực, khách quan xã hội thật. Xã hội thật diễn ra thế nào, trong mạng ảo phản ánh đúng như thế. Vậy nên, muốn giải quyết vấn đề của xã hội ảo, phải giải quyết các vấn đề từ xã hội thật.
Giải quyết vấn đề, nói cụ thể là quản lý nhà nước, nhưng “quản” phải có “lý”, phải dựa trên nguyên lý quản lý, luật pháp phải thay đổi kịp thời để phù hợp với cuộc sống, định hình cho mọi sự phát triển. Quản lý xã hội mạng cũng như quản lý xã hội thật, tức là phải quản lý từ cơ sở, “quản” phải có “lý”, chứ không phải không quản lý được thì cấm.
Chúng ta đang sống cùng cuộc cách mạng 4.0, rồi sẽ đến cách mạng 5.0 và không thể đứng bên lề cuộc cách mạng này. Nhìn một số thanh niên hư hỏng, sống không khát vọng, không biết đến ngày mai, sống thụ động, thậm chí là vi phạm pháp luật đến mức phải rơi vào đường lao lý, nhiều người quy kết do Internet, mạng xã hội, do sự phát triển của công nghệ - thông tin.
Theo tôi, quy kết đó thiếu thuyết phục vì những người này chỉ là số ít so với số đông còn lại đang và sẽ dựa vào nền tảng công nghệ - thông tin, Internet để học học tập, thu nạp thông tin, kiến thức, học điều hay, lẽ phải, học làm giàu, chia sẻ khó khăn với đồng bào, gắn kết yêu thương, trau dồi văn hoá, tri thức trong nước, quốc tế.
Có nghĩa là ông không quá lo lắng trước thực trạng giới trẻ mỗi ngày dành 5-7 tiếng “sống trong thế giới ảo”?
Cái gì cũng có 2 mặt, cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Ngày xưa chưa có Internet, mạng xã hội, smartphone... cũng vẫn có tiêu cực, có người vi phạm pháp luật, nên không thể quy kết do mạng xã hội, do công nghệ thông tin mà một bộ phận giới trẻ xuống cấp về văn hoá, suy thoái đạo đức.
Nhiều người từng nói về việc thế hệ trẻ sinh sau năm 2000 ít quan tâm đến ông bà, chú bác, anh em, họ hàng và lo ngại văn hoá truyền thống gia đình bị mai một. Tôi cho rằng, đừng quá lo lắng và dẫn chứng trong lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, 70% những người đến thắp hương cho Đại tướng là thế hệ trẻ.
Hãy đặt câu hỏi vì sao lớp trẻ đến viếng Đại tướng. Với một người chưa từng gặp mặt, chỉ được biết qua sách báo và mạng xã hội mà các bạn trẻ sẵn sàng tạm dừng mọi công việc để đến thắp hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì không có lý do gì họ không nhớ đến ông bà, cha mẹ, anh em, chú bác. Chỉ có điều họ không thể hiện qua hành động hằng ngày.
Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần này sẽ thảo luận về việc “giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc”. Thưa ông, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là giữ cái gì khi mà một số chuyên gia kinh tế từng lên tiếng bỏ Tết Nguyên đán cổ truyền dân tộc, “ăn Tết Dương lịch cho hội nhập quốc tế”?
Đó chỉ là quan điểm của rất ít người đứng trên phương diện kinh tế, chứ chưa đại diện cho số đông.
Văn hoá là bản sắc đã được chắt lọc, lắng đọng, thẩm thấu qua hàng trăm năm, hàng ngàn năm, thời gian đã loại bỏ những hiện tượng nhất thời, chỉ lắng đọng cốt lõi giá trị phi vật thể là văn hoá truyền thống. Cũng như cha ông ta ngày xưa, văn hoá bây giờ vẫn luôn có sự chọn tuyển bởi thời gian, những gì phù hợp sẽ trường tồn, cái không phù hợp thì tự đào thải.
Tết Nguyên đán là văn hoá truyền thống đã được lắng đọng qua hàng ngàn năm không chỉ của ông cha chúng ta, của dân tộc ta, mà của những nước thuộc khu vực Đông Á. Nhưng trong “thế giới phẳng”, Việt Nam và các nước “ăn” Tết Nguyên đán cổ truyền vẫn thụ hưởng Tết Dương lịch theo các dân tộc Âu - Mỹ, thì cũng cần có sự điều chỉnh về thời gian nghỉ cho phù hợp để người dân được thụ hưởng cả 2 cái tết quốc gia và quốc tế.
Tôi là người con của miền Trung, nơi từ xưa đến nay, nhà nhà, người người đều mong muốn trở về quê hương trong ngày Tết cổ truyền. Nhưng thực tế cho thấy, những ngày trước - trong - và sau Tết, những người xa xứ trở về quê vô cùng vất vả, đặc biệt là phụ nữ. Tết càng kéo dài thì phụ nữ càng vất vả, họ không được chơi Tết và vui Xuân quần quật vì cái ăn, cái uống hàng ngày.
Tôi cho rằng, có thể rút ngắn thời gian nghỉ Tết Nguyên đán và kéo dài thêm thời gian nghỉ Tết Dương lịch hoặc giữ nguyên ngày nghỉ Tết Nguyên đán và tăng thêm ngày nghỉ Tết Dương lịch để những người xa quê có thể lựa chọn và thụ hưởng cả 2 cái tết phù hợp với hoàn cảnh của từng gia đình, vừa tôn vinh tổ tiên, vừa gắn kết với nơi ở mới; vừa truyền thống, vừa hiện đại; vừa dân tộc, vừa Tổ quốc, như thế có lẽ hợp lý hơn.
Nguồn: Mạnh Bôn/baodautu.vn
https://baodautu.vn/ts-le-doan-hop-nguyen-bo-truong-bo-thong-tin-va-truyen-thong-van-hoa-la-tinh-hoa-cua-dao-duc-d156091.html
Bộ đội cụ Hồ đi chống dịch qua góc nhìn người dân
Submitted by nlphuong on Sat, 25/09/2021 - 17:30Đại tá cựu chiến binh Đào Duy Anh ở Quận 12, TP. Hồ Chí Minh nói chuyện với tôi qua điện thoại giọng đầy xúc động: Ba vẫn khỏe con ạ, ngoài đó có ổn không? Ba nghe nói Hà Nội cũng đang căng mình chống dịch…
Đại tá cựu chiến binh Đào Duy Anh ở Quận 12, TP. Hồ Chí Minh nói chuyện với tôi qua điện thoại giọng đầy xúc động: Ba vẫn khỏe con ạ, ngoài đó có ổn không? Ba nghe nói Hà Nội cũng đang căng mình chống dịch…
Đã ở vào tuổi 90 nhưng đại tá Anh vẫn còn minh mẫn lắm. Ông nói rất nhớ đồng chí đồng đội đặc biệt là nhớ tụi lính chúng tôi đã hơn 40 năm xa nhau nhưng tình cảm của người lính vẫn vẹn đầy tình nghĩa. Ngày ấy ông là trưởng phòng Tuyên huấn của Binh chủng Công binh còn bọn chúng tôi là lính tuyên văn, chiếu phim và phụ trách nhà văn hóa… Chúng tôi thường gọi ông là ba vì ông là người con của Quảng Nam tập kết ra Bắc. Sau khi hoàn thành sứ mệnh của người lính ông và gia đình đã chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh định cư.
Sợ ông mệt, chị Hà con gái của Đại tá đã nói chuyện thay ông. Biết tôi lo lắng băn khoăn cho tình hình dịch bệnh đang bùng phát tại Hồ Chí Minh đặc biệt là lo cho sức khỏe của người thủ trưởng cao tuổi nên chị Hà đã trấn an: Em cứ an tâm trong này chị lo cho ba được. Ba luôn nhắc nhở cả nhà, phải thực hiện nghiêm túc các quy định của thành phố đặt ra, bình tĩnh và có ý thức ủng hộ chính quyền thành phố chống dịch. Mấy hôm nay có thêm bộ đội tăng cường vào giúp dân chống dịch ba và cả nhà phấn khởi lắm,cụ cứ nhắc đi nhắc lại có bộ đội vào là yên tâm rồi con ạ, bộ đội cụ Hồ mà, lúc nào cũng vì nước vì dân.
Tôi hỏi lại chị Hà: Có một số thông tin trên mạng xã hội cho rằng: Bộ đội và công an vào thành phố Hồ Chí Minh là vì mục đích An ninh Quốc Phòng là trái Hiến pháp, pháp luật.
Tôi chưa nói hết câu đã bị chị Hà ngắt lời: Sao lại có chuyện tầm bậy vậy em? Ba mà nghe em hỏi thế cụ sẽ cho em ăn đòn đấy. Bộ đội và công an vào tâm dịch để giúp đỡ nhân dân lúc này là quá tốt. Bà con mình như tiếp thêm sức mạnh, tiếp thêm lòng tin, yên tâm chống dịch. Nhà mình tuy ít người nhưng mỗi lần ra cửa nhận túi quà chị thấy lòng mình ấm ấp lắm. Nói thật là chị chỉ muốn khóc vì thương các chú ấy quá, đặc biệt là ba cứ nhìn thấy túi quà là mắt cụ lại ánh lên niềm kiêu hãnh. Cả khu phố nơi chị ở bà con nào cũng cảm động trước sự quan tâm của chính quyền thành phố. Họ coi bộ đôi, công an dân quân và những người tình nguyện như người thân của mình. Mỗi mớ rau, cân gạo, quả trứng đến được tay bà con chứa đựng biết bao tình cảm và nỗi vất vả của rất nhiều người…
Em ơi! Ba muốn nói chuyện với em nè, nhớ nói ngắn thôi em nhé, chị sợ ba mệt. Vẫn bằng chất giọng Quảng Nam đầm ấm: Con à! Tuyệt đối không được lung lay tư tưởng con nhé. Con là nhà báo, con phải có trách nhiệm nói rõ cho mọi người hiểu tám từ quan trọng là: Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân. Ba con mình đều từ nhân dân mà ra, Công an cũng vậy đều là con em của nhân dân. Từ trước đến nay Quân đội và Công an có bao giờ không gắn bó với nhân dân từ chống giặc ngoại xâm đến chống thiên tai dịch bệnh… Những công việc khó khăn ấy không Quân đội và Công an thì ai sẽ làm. Đừng vì mấy thông tin xuyên tạc phản động ấy mà chúng ta phải nặng lòng quan tâm, hãy tập trung vào chống dịch Covid 19 đi. Hết dịch, thắng dịch khắc mọi người sẽ hiểu. Các con nhớ giữ gìn sức khỏe nhé.
Các chiến sĩ bộ đội đem thực phẩm, hàng thiết yếu đến tận nhà trao cho người dân khó khăn do dịch COVID-19 trong những ngày vừa qua tại TPHCM. Ảnh: VGP |
Tôi gọi cho chị Trâm, ở Phường 2 Quận 5, TP. Hồ Chí Minh lại được chị cho biết: Mấy tháng rồi, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam dịch bệnh bùng phát nhanh, vì vậy, buộc phải giãn cách xã hội trên diện rộng. Mọi nguồn tài lực, nhân lực, vật lực đều dồn hết vào việc cứu chữa cho người dân. Điều đó ai cũng nhận thấy. Tuy nhiên, vấn đề an sinh xã hội và điều trị các ca bệnh tại nhà lúc dịch bệnh mới diễn ra là chưa được tốt. Rất nhanh, Chính phủ đã nhìn thấy vấn đề này qua các lần vào tận nơi thị sát qua đó đã chỉ đạo cho các Bộ ban ngành trong đó có cả lực lượng Quân đội, Công an, bác sĩ… là những lực lượng tiên phong đi đầu vào TP. Hồ Chí Minh chống dịch. Thực tế cho thấy từ ngày có các lực lượng này vào giúp dân nhiều vấn đề đã được tháo gỡ, các vùng đỏ được các anh mang thực phẩm thuốc men đến tận nhà, thậm chí nhiều chiến sĩ còn bế, cõng nhiều bệnh nhân từ các con ngõ đi ra xe đưa đi bệnh viện cấp cứu. Đó là những hình ảnh vô cùng tốt đẹp. Cá nhân tôi cho rằng những ai đang hiểu chưa đúng, hiểu sai vẫn đề này thì cần nghiên cứu lại Hiến pháp của Việt Nam.
“Tuy chưa đến mức tình trạng khẩn cấp nhưng đại dịch Covid-19 đã lan rộng và cướp đi sinh mạng của nhiều người thì bất cứ một lực lượng nào cũng được yêu cầu tham gia chống dịch, việc này quốc gia nào trên thế giới chẳng làm. Vấn đề quan trọng là người dân thành phố đã nhận thấy những thay đổi tích cực từ khi có bộ đội công an và các lực lượng tình nguyện khác vào chống dịch. Tôi không hiểu tại sao lại có những nguồn phát ngôn những thông tin trái chiều như vậy. Tôi thực sự thất vọng với những thông tin sai trái đó. Họ hẳn không có chút lương tâm, đạo đức của người Việt Nam.
Trong lúc cả nước đang căng mình chống dịch, cả nước đang hướng về Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, hướng về TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam để chia sẻ giúp đỡ động viên nhau vượt qua cơn khốn khó - cậy mà họ lại cố tình làm ngơ, cố tình xuyên tạc, cố tình bịa đặt ra những thông tin thiếu khách quan, sai sự thật làm ảnh hưởng đến công việc chống dịch của Đảng, nhân dân ta”, chị Trâm chia sẻ.
Ý kiến thẳng thắn và chân thành mang tính xây dựng của chị Trâm đã cho chúng ta thấy nhận thức của nhân dân cả nước nói chung và TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam nói riêng là rất trung thực và ghi nhận những cố gắng của Chính phủ và của tất cả các cấp các ngành đã nhanh chóng khắc phục mọi khó khăn tập trung dập dịch bằng nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu số người tử vong, từng bước ngăn chặn và khống chế dịch bệnh để sớm đưa sinh hoạt của người dân trở lại bình thường.
Cùng với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đang oằn mình chống dịch. Người Hà Nội cũng đã trong giai đoạn vô cùng khó khăn. Cả thành phố khẩn trương bước vào lần chống dịch thứ 4 với quy mô lớn hơn nhanh hơn, cấp bách hơn. Khẩu hiệu trong lúc này của người Hà Nội là mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi Quận Huyện phường xã là một pháo đài, tất cả để chiến thắng dịch bệnh- chiến thắng sẽ thuộc về nhân dân…
Nhiều khu phố, ngõ phố được lập hàng rào ngăn cách, các tổ tuần tra, canh gác làm việc 24/24, nhiều cựu chiến binh cao tuổi vẫn tham gia giữ chốt cùng các lượng công an quân đội dân quân, y tế… Những ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9 đường phố Hà Nội bình yên và vắng lặng hơn. Người Hà Nội thấu hiểu tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh, ai cũng muốn góp sức chung tay, muốn chia sẻ khó khăn để cùng chính quyền thành phố chống dịch thành công.
Ông Phùng Đệ ở ngõ 45 Phố Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội chia sẻ: Tôi tham gia vệ út từ năm 1946, ngày ấy Hà Nội của chúng ta đã lập chiến lũy giữa các đường phố để ngăn chặn quân Pháp. Nay tôi đã ngót 90 tuổi, nhìn cảnh Hà Nội chống dịch tôi lại liên tưởng đến những năm tháng không thể nào quên của Quân và dân Hà Nội. Đúng là chống dịch như chống giặc. Tôi tin là chúng ta sẽ chiến thắng. Những ngày gần đây tôi có xem trên truyền hình thấy có thông tin cho rằng bộ đội vào TP. Hồ Chí Minh để hỗ trợ chính quyền và người dân chống dịch là vì vấn đề An ninh Quốc Phòng là trái Hiến pháp của Việt Nam… Đó là những thông tin sai lệch. 75 năm trước tôi 13 tuổi đã tham gia giữ thành Hà Nội trong 60 ngày đêm “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”. Khi ấy chúng tôi chỉ biết dựa vào nhân dân, được nhân dân đùm bọc. Chúng tôi đã hy sinh rất nhiều để đất nước mới có được như ngày hôm nay. Như vậy có thể nói quan hệ quân dân là quan hệ máu thịt, không thể tách rời…
Chị Nguyễn Hải Vân, ở 19 Lý Nam Đế, Quận Hoàn Kiếm Hà Nội có hoàn cảnh đặc biệt hơn, chồng chị đang công tác ở Sư đoàn Phòng không 361, từ ngày có dịch đến nay anh phải trực ở đơn vị. Chị làm việc ở thư viện Hà Nội bằng hình thức qua mạng, 2 con đi học xa nhà, mẹ chồng già yếu nhưng lúc nào chị cũng lạc quan.
Qua điện thoại chị chia sẻ: Em xác định từ lúc lấy chồng, vợ bộ đội phải chịu vất vả thiệt thòi hơn người khác, khó khăn một chút nhưng biết sắp xếp thì mọi việc vẫn ổn mà anh. Chỉ mong sao cho hết dịch.
Tôi hỏi chị nghĩ gì khi có những thông tin trên mạng cho rằng bộ đội tham gia giúp dân chống dịch là vì mục đích An ninh Quốc phòng là trái Hiến pháp, pháp luật Việt Nam? Chẳng cần suy nghĩ gì nhiều, chị Vân đó ngay: Đó toàn là những thông tin bịa đặt. Không phải chồng em là bộ đội mà em bênh vực đâu, thử hỏi mọi sự tận tụy phục vụ cống hiến hi sinh vì nước vì dân họ được cái gì ngoài niềm kiêu hãnh tự hào là anh bộ đội cụ Hồ. Những kẻ dựng chuyện phải hiểu rằng phía sau người lính là gia đình ho, vợ con họ. Họ đi chống giặc hay chống dịch là nhiệm vụ, là trách nhiệm với nước với dân trong đó có cả gia đình, vợ con người ta chứ. Em nói thật ba cái thông tin xiên xẹo ấy làm gì có ai tin hơn nữa những người đọc người xem cũng phải biết chắt lọc những thông tin đúng sai chứ…
Tôi biết chị Vân đang bức xúc. Những thông tin mà lẽ ra chúng ta - những người làm báo phải nhanh chóng vào cuộc cùng với nhân dân để kịp thời phản bác, vạch trần những luận điệu sai trái làm tổn hại đến lòng tin của nhân dân, tổn hại đến công tác phòng chống dịch bệnh của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.
Trần Bình Tám
Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội nhà báo TT&TT
Khi cả thế giới bước vào kinh tế số, chúng ta không thể đứng ngoài
Submitted by nlphuong on Wed, 10/02/2021 - 20:44Báo cáo chính trị và báo cáo kinh tế tại Đại hội Đảng 13 đặt ra mục tiêu kinh tế số đạt khoảng 20% GDP trong giai đoạn 2021-2025 và 30% GDP đến 2030.
Báo cáo chính trị và báo cáo kinh tế tại Đại hội Đảng 13 đặt ra mục tiêu kinh tế số đạt khoảng 20% GDP trong giai đoạn 2021-2025 và 30% GDP đến 2030.
Các chỉ tiêu rất cao này thể hiện quyết tâm của đất nước trong việc chuyển đổi nền kinh tế theo xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0).
Cách đây vài năm, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab nhận định: “Trong thế giới mới, không phải cá lớn nuốt cá bé, mà là cá nhanh nuốt cá chậm”.
Nhận định đó đã khái quát thực tế là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những đột phá công nghệ trong nhiều lĩnh vực then chốt như thông tin và truyền thông, năng lượng, vận tải v.v... có ảnh hưởng lớn đến phương thức sản xuất kinh doanh, tạo cơ hội lớn cho sự phát triển vượt bậc về lực lượng sản xuất thế giới.
Công ty cổ phần May mặc Bình Dương, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương chuyên may áo sơ mi, quần jeans xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Ảnh: TTXVN |
Các nước đang phát triển có cơ hội rút ngắn khoảng cách phát triển nếu biết tranh thủ CMCN 4.0 ngay từ giai đoạn khởi phát, song ngược lại sẽ đối mặt với nguy cơ tụt hậu xa hơn. Tư duy về cạnh tranh giữa các nền kinh tế trong bối cảnh mới cũng sẽ thay đổi đáng kể.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam sẽ phải tận dụng bằng được cơ hội này để vươn lên, nếu không muốn bỏ lại phía sau, như từng xảy ra trong các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây.
Dữ liệu - tài nguyên mới
Trong cuộc cách mạng 4.0 này, các nước có xu hướng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình phát triển, nhất là chuyển đổi số cả về quy mô, phạm vi và tốc độ.
Ở bình diện toàn cầu, các lãnh đạo của G20 đã thông qua Tuyên bố Osaka vào tháng 6/2019 nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế số.
Ủy ban Kinh tế APEC cũng đã ra báo cáo Chính sách kinh tế năm 2019, tập trung vào các nội dung cải cách cơ cấu nhằm phát triển kinh tế số. Kinh tế số đang trở thành một ưu tiên mới của các nền kinh tế với nhiều chủ trương, chính sách hướng tới thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số, chuyển đổi số, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ.
Ước tính kinh tế số khu vực Đông Nam Á đạt 100 tỷ USD năm 2019 (tăng 33%/năm trong giai đoạn 2015-2019) và dự báo đạt 300 tỷ USD vào năm 2025 với sự bùng nổ của các dịch vụ như thương mại điện tử, dịch vụ gọi xe… theo Google, Temasek và Bain&Company.
Một nghiên cứu gần đây của CIEM cho biết, hiện đã có khoảng 31 quốc gia dỡ bỏ giới hạn thanh toán không tiếp xúc trong năm 2020 để hỗ trợ các biện pháp giãn cách xã hội. Xu hướng làm việc từ xa cũng thúc đẩy việc ứng dụng các công cụ trực tuyến như Zoom, Slack, Microsoft’s Teams.
Một số ý kiến cho rằng tốc độ bùng nổ của kinh tế số và các hoạt động gắn liền với kinh tế số có thể giảm sau khi Covid-19 được kiểm soát, song sẽ vẫn duy trì ở mức cao do những thay đổi mạnh mẽ về nhận thức, hành vi và sự lan tỏa của kinh tế số trong đời sống kinh tế xã hội.
Nhiều quốc gia đang có xu hướng tranh thủ cơ hội khi “luật chơi” quốc tế trong lĩnh vực số hóa chưa định hình để bảo hộ thị trường, đầu tư phát triển mạnh về công nghệ số, đặc biệt liên quan tới mạng 5G, các trung tâm dữ liệu, trí tuệ nhân tạo v.v...
Giới hạn
Khủng hoảng Covid-19 một mặt cho thấy tầm quan trọng, tiềm năng lớn của chuyển đổi số, song cũng bộc lộ rõ hơn những giới hạn của công nghệ số và chuyển đổi số:
Thứ nhất, công nghệ số có thể được ứng dụng trong mọi mặt đời sống xã hội, nhưng chưa thể thay thế, mà chỉ bổ trợ, nâng cao hiệu quả các phương thức sản xuất, tiêu dùng và giao tiếp truyền thống.
Thứ hai, các vấn đề an ninh đặt ra trong chuyển đổi số, đặc biệt là an ninh mạng, bảo vệ thông tin, chủ quyền quốc gia trong không gian số, quy định và chính sách cho một số loại hình công nghệ số và các mô hình kinh doanh mới xuất hiện.
Việc đa dạng hóa cơ cấu ngành dịch vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc xử lý tác động bất lợi của các sự cố tương tự như đại dịch Covid-19. Nếu giữ nguyên phương thức sản xuất, kinh doanh như trước khi xảy ra đại dịch thì khó khăn kinh tế sẽ còn kéo dài hơn.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, số hóa và tự động hóa sản xuất được đẩy mạnh hơn nhằm giảm chi phí, tăng khả năng linh hoạt, thích ứng với các biến cố bất ngờ do việc áp dụng các biện pháp chống dịch yêu cầu làm việc tại nhà, tăng giãn cách xã hội và các biện pháp khác như khám bệnh từ xa, học, mua hàng trực tuyến hay chuỗi cung ứng bị đứt gãy phải sử dụng công nghệ blockchain để truy nguồn gốc.
Kinh nghiệm này rõ ràng là rất bổ ích cho Việt Nam để thúc đẩy nhanh hơn nữa nền kinh tế số trong thời gian tới đây, nhất là khi chuyển đổi số đã được ghi vào các văn kiện của Đại hội Đảng.
Lan Anh/vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/viet-nam-hung-cuong/khi-ca-the-gioi-buoc-vao-kinh-te-so-chung-ta-khong-the-dung-ngoai-709302.html
Tư duy số: Không còn chỗ cho tình thân hữu chi phối
Submitted by nlphuong on Tue, 09/02/2021 - 15:43Việc cần làm trong chuyển đổi số là hình thành các chỉ số định lượng để chuyển đổi sang “tư duy số”… Có như vậy, các quyết định mới đạt hiệu quả cao và không còn chỗ cho tình thân hữu chi phối.
Việc cần làm trong chuyển đổi số là hình thành các chỉ số định lượng để chuyển đổi sang “tư duy số”… Có như vậy, các quyết định mới đạt hiệu quả cao và không còn chỗ cho tình thân hữu chi phối.
Xây dựng quốc gia số và phát triển kinh tế số được đặt như một trọng tâm trong Văn kiện Đại hội Đảng 13 để tạo động lực đưa Việt Nam lên thành nước phát triển có thu nhập cao.
Vấn đề này cũng đã được thảo luận sôi nổi ngay trong vài ngày đầu của Đại hội. Đây quả là một lựa chọn đường lối phát triển rất đúng đắn trong hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội trên thế giới và trong khu vực hiện nay.
Từ kinh nghiệm phát triển vài chục năm qua, thế giới đã nhận ra rằng chỉ có nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với công nghệ cao mới có thể tạo được hiệu suất cao cho phát triển để vượt lên đón đầu tương lai.
Chỉ có nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với công nghệ cao mới có thể tạo được hiệu suất cao |
Câu hỏi “sau công nghiệp sẽ là gì?” đã được đặt ra từ khi quá trình công nghiệp hoá tạo ra nhóm 7 nước công nghiệp phát triển. Khoảng dăm bảy năm trước, công luận ồn ào về thuật ngữ công nghệ 4.0 theo cách gọi của người Đức đưa ra trên Diễn đàn Kinh tế thế giới.
Sau đó ít lâu, người ta lại bàn bạc về nội dung “thế hệ 4.0” gồm “trí tuệ nhân tạo” (AI) và “Internet kết nối vạn vật” (IoT). Vài năm gần đây, vấn đề phát triển lại chuyển sang định hướng kinh tế số, công nghệ số, quốc gia số...
Ba cuốn sách và 3 nguyên thủ
Người đầu tiên bàn về vấn đề công nghệ là động lực tạo nên sự phát triển loài người là Alvin Toffler, một nhà xã hội học Hoa Kỳ. Ông đã để 30 năm (1960 - 1990) vào nghiên cứu, khái quát hoá, rút ra quy luật và dự báo phát triển với 3 cuốn sách nổi tiếng thế giới: Cú sốc tương lai (1970), Đợt sóng thứ ba (1980) và Thăng trầm quyền lực (1990).
Nội dung của cả 3 cuốn sách này chỉ nhằm chỉ ra rằng: Loài người bắt đầu bằng kỷ nguyên nông nghiệp; công nghệ cơ khí đã làm ra máy móc thay thế lao động chân tay để tạo nên kỷ nguyên công nghiệp; tiếp theo, công nghệ thông tin đã làm ra máy móc thay thế lao động trí óc của con người để tạo nên kỷ nguyên thông tin.
Kỷ nguyên thông tin là đợt sóng thứ 3 sau nông nghiệp, rồi công nghiệp, làm cho loài người phải thay đổi cơ bản như bị một cú sốc lớn trong tương lai để phát triển. Ứng với mỗi kỷ nguyên này có một dạng thức quyền lực khác nhau: Vũ lực là dạng thức quyền lực trong kỷ nguyên nông nghiệp, tài chính trong kỷ nguyên công nghiệp và trí tuệ trong kỷ nguyên thông tin.
Bộ 3 cuốn sách này đã gây chú ý lớn cho nguyên thủ nhiều quốc gia, đặc biệt là Triệu Tử Dương (khi đó là Thủ tướng Trung Quốc), Lý Quang Diệu (Thủ tướng Singapore) và Kim Dae Jung (Tổng thống Hàn Quốc).
Ba vị nguyên thủ quốc gia này đã mời Alvin Toffler để đàm đạo riêng. Cả 3 quốc gia này nay đã trở thành nước công nghiệp mới, đang trong nhóm đầu của thế giới về xây dựng quốc gia số và phát triển kinh tế số từ trạng thái một nước nông nghiệp lạc hậu vào thời điểm thập kỷ 1960.
Tôi đã có 8 năm hợp tác nghiên cứu khoa học ở Ba Lan (1980 - 1988) nên có điều kiện tiếp cận khá sớm với 3 cuốn sách của Alvin Toffler. Từ đó, sau khi về nước tôi đã quyết định thực hiện “cải cách số” trong lĩnh vực sản xuất thông tin địa lý ở nước ta.
Nơi hoàn thành chuyển đổi công nghệ số từ năm 2000
Vào năm 1989, tôi đã đưa công nghệ định vị vệ tinh (GPS) vào đo đạc mặt đất sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton vừa ban hành quyết định cho phép sử dụng GPS chỉ cho mục đích quân sự vào mục đích dân sự. Khi đó nước ta còn đang bị cấm vận, khó khăn mọi bề trong tiếp cận công nghệ.
Ngày nay, GPS đã được phổ cập tới mức được gắn vào mọi thiết bị thông minh để xác định vị trí của mọi hoạt động. Từ thành công trong cải cách công nghệ định vị địa lý, đến năm 2000 tôi đã hoàn thành việc chuyển đổi mọi thiết bị chụp ảnh mặt đất từ máy bay, vệ tinh; thiết bị đo đạc trên mặt đất; thiết bị xử lý dữ liệu về dạng kỹ thuật số. Đến 2010, toàn bộ dữ liệu địa lý của Việt Nam đã được thiết lập dưới dạng thông tin số. Tôi đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu anh hùng lao động thời kỳ đổi mới vì thành tích này.
Cách đây ít tuần, một anh bạn làm việc tại Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam có kể với tôi rằng cấp trên có xuống Cục làm việc về chuyển đổi số. Cục trưởng đã trả lời rằng chuyển đổi công nghệ số ở đây đã hoàn thành từ năm 2000. Cuộc làm việc kết thúc sớm. Nghe chuyện, tôi cũng vui lây.
Từ định tính sang định lượng
Nhìn lại kinh nghiệm phát triển số trên thế giới và của bản thân, có thể thấy trí tuệ nhân tạo đang đóng vai máy móc thay thế lao động trí óc của con người, đang tạo nên bước đột phá quan trọng cho phát triển. Gắn với trí tuệ nhân tạo, mọi thông tin phải ở dạng số.
Trí tuệ con người thiên về tư duy định tính, thường bị tình cảm yêu hay ghét chi phối, làm mất đi tính trung thực và khách quan. Mọi nhận định và đánh giá thường thiếu căn cứ định lượng mang tính chính xác của khoa học, nhiều trường hợp đã dẫn đến những quyết định sai. Khác đi, trí tuệ nhân tạo lại tư duy theo định lượng, mọi quyết định đưa ra đều đủ căn cứ xác đáng sau khi phân tích dữ liệu. Quyết định sai chỉ có thể xảy ra khi dữ liệu sai.
Hiện nay, trên thế giới đã đưa ra một hệ thống đồ sộ các chỉ số để đánh giá mọi quá trình, mọi ngành nghề, mọi hoạt động, mọi quốc gia. Hàng năm, Ngân hàng Thế giới đều xuất bản một tài liệu mang tên “Chỉ số thế giới” với hàng triệu chỉ số để đánh giá hàng nghìn lĩnh vực của hàng trăm quốc gia.
Các chỉ số như vậy là căn cứ xác đáng để mỗi quốc gia tự đánh giá mình đang ở mức nào trong từng lĩnh vực, rồi từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh phù hợp. Đây chính là bản chất của “tư duy số”. Tư duy con người cũng phải thay đổi từ định tính sang định lượng. Đó là sự chuyển đổi số của tư duy.
Nước ta hiện nay có thiếu vắng hệ thống chỉ số cần thiết để đánh giá và quyết định. Mọi thứ vẫn trong trạng thái tư duy định tính. Việc cần làm trong chuyển đổi số là hình thành các chỉ số định lượng để chuyển đổi tư duy sang “tư duy số” như một thói quen trong phát triển cho tới khi trở thành “văn hoá số”. Có như vậy các quyết định mới đạt hiệu quả cao và không còn chỗ cho tình thân hữu chi phối.
Đặng Hùng Võ
Nguồn: vietnamnet.vn
Đổi mới, niềm tin và khát vọng
Submitted by nlphuong on Tue, 26/01/2021 - 17:17Là thế hệ cán bộ trưởng thành sau gần 35 năm Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, chúng tôi không bao giờ quên hào khí của dân tộc mình sau Đại hội 6 của Đảng.
Là thế hệ cán bộ trưởng thành sau gần 35 năm Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, chúng tôi không bao giờ quên hào khí của dân tộc mình sau Đại hội 6 của Đảng.
Đại hội 6 - đổi mới toàn diện đất nước - tất cả những gì Việt Nam có được trong gần 35 năm qua đều bắt nguồn từ thời điểm vinh quang đó.
Thành tựu có ý nghĩa mở đường
Không thể kể hết mọi thành quả đổi mới của đất nước trong gần 3,5 thập kỷ qua, tôi chỉ khái quát những thành tựu tiêu biểu nhất có ý nghĩa mở đường như sau:
1. Từ chỗ chỉ quan hệ, hợp tác với các đảng Cộng sản cầm quyền ít ỏi trên thế giới, Đảng ta đã có quan hệ, hợp tác với tất cả các đảng đang cầm quyền trên toàn cầu, với tư duy cần học hỏi cách cầm quyền của bạn để Đảng ta cầm quyền tốt hơn.
Đổi mới, niềm tin và khát vọng |
Chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 16 đối tác chiến lược, 14 đối tác toàn diện và 3 đối tác chiến lược toàn diện. Đó là một chủ trương đột phá để có thành quả tuyệt vời và rất đáng tự hào trong thời đại toàn cầu hóa.
2. Đảng ta tôn trọng đa thành phần kinh tế cùng tồn tại, hợp tác, cạnh tranh và phát triển, để đất nước ta có kinh tế hộ, kinh tế tư nhân, kinh tế doanh nghiệp phát triển sôi động như hiện nay, nhất là kinh tế tư nhân, lực lượng chủ lực trong chấn hưng đất nước và hội nhập quốc tế.
Có thể nhìn thấy rất rõ những sản phẩm mô hình, thương hiệu, công trình tiêu biểu của đất nước nổi lên trong gần 35 năm qua phần lớn là do kinh tế tư nhân, kinh tế liên doanh với nước ngoài tạo dựng nên.
3. Đảng đã nhất quán chủ trương bỏ qua mọi mặc cảm của quá khứ để tuyên bố rằng: Đồng bào ta ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam.
Tư duy mới này đã mở đường cho hơn 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có rất nhiều người yêu nước có đức, có tài có cơ hội và tự tin trở về đất nước thăm thân, đầu tư làm giàu cho Tổ quốc mình cả vật chất, trí tuệ, kinh nghiệm, nguồn lực tài chính giúp quê hương, đất nước phát triển nhanh hơn; Hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả cao hơn.
4. Cùng với phát triển kinh tế, Đảng ta rất quan tâm đến văn hóa, với chủ trương rõ ràng là: Xây dựng đời sống văn hóa khoa học, đại chúng đậm đà bản sắc dân tộc, tôn vinh văn hóa từng dân tộc, vùng miền chính là làm giàu và phong phú hơn bản sắc văn hóa đa sắc màu của dân tộc Việt Nam
5. Bên cạnh các thành tựu về kinh tế, văn hóa, Đảng ta rất coi trọng và quan tâm đến các chính sách xã hội như: Thi đua làm giàu chính đáng gắn với xóa đói giảm nghèo, chăm lo người có công, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, từ thiện, nhân đạo, làm cho đạo đức và tình người xích lại gần nhau.
Chống đại dịch toàn cầu Covid-19 vừa qua là một minh chứng rất thuyết phục.
6. Đảng ta rất quan tâm đến các chính sách xã hội hóa làm sáng bừng lên các nguồn lực tự đầu tư của nhân dân và doanh nghiệp, tạo sự chuyển động tích cực trên nhiều lĩnh vực lớn như: Phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, thông tin, cảng, sân bay, hàng không dân dụng, các khu công nghiệp công nghệ cao, các ngành kinh tế mũi nhọn như: Nông nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ tiên tiến, khách sạn, nhà hàng, các khu du lịch sinh thái, các công trình văn hóa du lịch thể thao, tâm linh, từ thiện, các khu di tích lịch sử, với nhiều sản phẩm có thương hiệu mạnh làm chủ trong nước, vươn ra quốc tế...
7. Báo chí phục vụ đổi mới đất nước phát triển rất nhanh, cả báo hình, báo nói, báo in và báo điện tử; cả số lượng và chất lượng, nội dung và hình thức; cả công nghệ làm báo và tính chuyên nghiệp của những người làm báo đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân, hội nhập quốc tế sâu rộng và phục vụ tốt công tác lãnh đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.
7 giải pháp đột phá
Những thành quả tiêu biểu của Đảng ta, nhân dân ta trong công cuộc đổi mới cần được tôn vinh và khẳng định. Nhưng để đất nước đổi mới mạnh mẽ hơn nữa với khát vọng “Vì một Việt Nam hùng cường”, chúng ta cần thực hiện tốt 7 giải pháp đột phá sau đây:
1. Tập trung cao độ trong việc ứng dụng các thành quả của khoa học công nghệ, CNTT vào quản lý toàn diện đất nước; Với 5 trọng tâm lớn nhất là: Đất đai, tài nguyên, dân cư, thu chi ngân sách, thanh toán không dùng tiền mặt... để đưa công tác quản trị quốc gia sang một thời kỳ công khai, minh bạch, chặt chẽ kịp thời, giảm hẳn tiêu cực.
2. Tập trung cao cho công cuộc xây dựng đời sống văn hóa làm nền tảng cho mọi sự phát triển. Ba trụ cột cơ bản nhất là: Văn hóa gia đình (Nền tảng xã hội), Văn hóa doanh nghiệp (Nền tảng kinh tế), Văn hóa công sở và đạo đức công vụ (Nền tảng chính trị).
Chỉ khi nào làm tốt 3 trụ cột văn hóa này thì đất nước mới phát triển nhanh và bền vững.
3. Đổi mới toàn diện tiêu chuẩn, cơ cấu, nội dung hoạt động của Quốc hội và HĐND các cấp, để các cơ quan dân cử có đủ đức, tài và bản lĩnh giám sát tối cao các lĩnh vực nhiều quyền lực dễ sai phạm mà trọng tâm là giám sát các cơ quan hành pháp, tư pháp; Hướng các cơ quan có quyền lực phục vụ nhân dân tốt hơn, nhân dân tin cậy các cơ quan công quyền cao hơn.
4. Đảng mạnh dạn và có bước đi hợp lý để chuyển từ cơ chế Đảng cử sang cơ chế Đảng lãnh đạo thi cử (với công chức) và tranh cử (với cán bộ lãnh đạo) cung cấp đủ thôn tin công khai, minh bạch, kịp thời cho cán bộ, đảng viên và nhân dân bầu cử, để chọn đúng nhân tài phụng cự nhân dân và đất nước tốt hơn.
5. Đảng chủ động tháo gỡ cơ chế, chính sách theo hướng dễ quản lý sang ưu tiên cho dễ làm giàu. Chuyển dần chức năng quản lý sang chức năng phục vụ; Phải thấm sâu lời dạy của Lênin: “Biện pháp tốt nhất của quản lý là sử dụng, không sử dụng coi như không quản lý”.
Đồng thời thông suốt quan điểm: Cái gì nhà nước không cấm thì mở toang cửa ra cho nhân dân tự quyết, tự chọn, tự làm. Nhà nước chỉ quản lý những cái mà luật pháp cho phép để cho doanh nghiệp và nhân dân mạnh dạn làm ăn phát sinh doanh thu thì nộp thuế cho nhà nước.
Làm sai thì xử nghiêm theo pháp luật hiện hành. Chấm dứt tình trạng phải xin cho, cái Nhà nước không cấm để phải chờ đợi nản lòng, nhụt chí, thêm chi phí tiêu cực và mất cơ hội phát triển.
6. Chúng ta mạnh dạn đổi mới tư duy đã hình thành thói quen truyền thống là cứ tự mình so với chính mình, so mình ngày hôm nay với ngày hôm qua, thấy tiến lên một tí, khá lên một chút là tự vui, tự hào, tự sướng sang tư duy tự tin và dũng cảm so mình với thế giới xem mình đang đứng ở đâu và cần phải làm gì để không thua anh em, bạn bè thế giới, sớm vươn lên sánh vai với các cường quốc 5 châu như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn.
7. Đổi mới triệt để công tác quản trị doanh nghiệp nhà nước, với 2 giải pháp đột phá là: Cổ phần hóa và xóa chủ quản. Doanh nghiệp nhà nước chỉ có “Một bộ” quản lý tốt nhất là “Bộ luật Doanh nghiệp”.
Trên đây là một số suy ngẫm của cá nhân sau gần 35 năm Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới, góp thêm tiếng nói với Đại hội 13 của Đảng; để Đảng ta, nhân dân ta tự hào về quá khứ, tự tin trong hiện tại và hướng tới tương lai sáng lạn hơn.
Lê Doãn Hợp (Nguyên Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông)
Nguồn: vietnamnet.vn
Bài học với báo chí trước thềm Đại hội nhân 17 năm phát hành tiền polymer
Submitted by nlphuong on Sat, 19/12/2020 - 10:07Cách đây 14 năm, tôi cùng vài chục nhà báo nhận kỷ luật vì cho đăng bài viết xung quanh tờ tiền polymer.
Cách đây 14 năm, tôi cùng vài chục nhà báo nhận kỷ luật vì cho đăng bài viết xung quanh tờ tiền polymer.
Ngày 17/12 là ngày tròn 17 năm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành đồng tiền đầu tiên in trên chất liệu giấy polymer.
Nói gì thì nói, đó là một chủ trương đúng đắn và hẳn không nhiều người biết, đó là ý tưởng được xuất phát từ cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt sau một chuyến ông công du từ Úc trở về. Thế nhưng, cũng phải 7-8 năm sau, khi ông Kiệt đã thôi giữ trọng trách trên, chúng ta mới có thời gian nghiên cứu kỹ và thực hiện.
Chuyện nhạy cảm trước thềm Đại hội, báo chí nên cẩn trọng
Sở dĩ tôi viết bài báo vào dịp này là do mới đọc một cuốn sách về ngành Ngân hàng Việt Nam mang tính đúc kết lịch sử, truyền thống. Tôi phát hiện ra trong đó đang thiêu thiếu một thứ gì đó rất đáng đưa vào. Đó là tờ tiền polymer cùng với lịch sử ra đời và sự phát triển không thật dễ dàng của nó.
Bài học với báo chí trước thềm Đại hội nhân 17 năm phát hành tiền polymer |
Trong cuộc đời làm báo, có lẽ đây là một bài học sâu sắc và đắt giá bởi chính tôi đã cùng vài chục nhà báo của hàng chục tờ báo nhận kỷ luật cũng vì cho đăng bài viết xung quanh tờ tiền polymer. Mà nói cho thật lòng, về cơ bản, nó cũng không oan gì cho lắm bởi sự quá đà...
Chúng tôi bị tai nạn nghề nghiệp như vậy hoặc do viết, hoặc do duyệt đăng bài chưa thật thấu đáo về chứng cứ. Về nguyên tắc, như vậy đã là vi phạm trong công tác tuyên truyền dù thực tế có thấy chất lượng của một vài tờ tiền mệnh giá khác nhau in chưa tốt nhưng lỗi từ khâu nào thì chúng ta đâu được biết vì đó là lĩnh vực an ninh tiền tệ. Thế nhưng, nó cũng không phải là mấu chốt vấn đề cần đưa... Thứ nữa, tôi cũng tự thấy thiếu nhạy cảm vì Đại hội Đảng 10 khi ấy đã cận kề, không biết đây là chuyện nội bộ muốn hạ bệ nhau.
Cuối tháng 11/2006, tôi bị Ban bí thư Trung ương Đoàn (cơ quan chủ quản của báo Thanh Niên) ký quyết định kỷ luật ở mức khiển trách vì “chưa chấp hành nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền và thiếu nhạy cảm, chủ quan trong việc đưa tin, bài có liên quan đến chất lượng đồng tiền polymer”.
Trong nghề báo, tôi cũng đã nghiệm ra cứ mỗi dịp đất nước chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp, thường có những vụ việc được ai đó tìm đến anh em phóng viên nhờ hoặc mách, cung cấp tài liệu để viết.
Về cơ bản thì cũng không có chuyện gì nếu như nó đúng và chính xác, cần đưa. Song, đôi khi lại là từ những chuyện trong nội bộ ngành, địa phương được cung cấp cho báo chí chưa khách quan, mang ý đồ cá nhân mà các tờ báo thì vội vàng, chủ quan không phát hiện ra điều sâu xa phía sau có người “xì” thông tin ra cho báo chí để nhờ lên tiếng “đánh”một ai đó.
Dấu ấn tiền polymer được khẳng định qua thời gian
Vụ việc mà báo chí rầm rộ lên tiếng vào năm 2006 về tờ tiền polymer mệnh giá 100 nghìn và 20 nghìn chất lượng kém, nhoè khi lưu thông đã khiến báo chí tranh thủ khai thác tối đa, thậm chí hơi quá đà. Vì thế đã có báo bị đình bản.
Một loạt hoài nghi ngày ấy được rộ lên, đại loại như có gì tiêu cực trong chuyện quyết định in tiền polymer của Ngân hàng quốc gia Việt Nam mà người “lĩnh đủ” ngày đó có cựu Thống đốc Lê Đức Thuý. Cuối cùng, các cơ quan Kiểm tra Đảng, cơ quan An ninh tiền tệ Bộ Công an, Interpol... nhập cuộc và kết luận không hề có như đồn đoán. Dù sau đó được minh oan, mọi thứ với ông Thúy về sự nghiệp cũng không còn mấy ý nghĩa vì Đại hội cũng đã qua.
Phán quyết của Tòa án Úc sau đó về nghi vấn tiêu cực liên quan đến polymer không hề có tên Việt Nam. Nhưng khi “chờ được vạ thì má đã sưng”.
Cụ thể, năm 2009, Cảnh sát Liên bang Úc bắt đầu điều tra cáo buộc hối lộ các quan chức nước ngoài của công ty Securency and Note Printing Australia Pty Ltd (NPA) và một số nhân viên, đại lý để có hợp đồng tiền polymer ở Malaysia, Nepal, Indonesia và Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến khi họ vào cuộc điều tra và tuyên án, chỉ có Malaysia, Indonesia vướng vào vòng vi phạm pháp luật mà không hề có Việt Nam như nghi vấn ban đầu.
Sau này tôi có hỏi anh em cấp dưới - những người viết bài cho tôi duyệt và hỏi các đồng nghiệp báo bạn thì mới biết là nội bộ họ “chơi” nhau để loại bớt ứng cử viên khỏi cuộc chơi. Vị lãnh đạo “ném đá sau lưng” nọ thì nín thở chờ thời cơ đến với mình... Cũng may cho đất nước, những người có hành vi không trong sáng ngày ấy cũng đã được những người có trách nhiệm nhận ra.
Trong khi đó, anh em làm báo có thể có người rất biết hoặc có người cũng chỉ vô tình mà hăng hái vào cuộc.
Hiện nay, thế giới có khoảng trên 30 nước sử dụng tiền polymer, đặc biệt là những nước phát triển. Ngoài Úc, New Zealand, Singapore… còn có Canada và Anh đã chuyển sang dùng tiền polymer toàn bộ và xu thế đang nhích dần lên sau mỗi năm.
Thực tế cũng cho thấy, tiền nào thì cũng nhàu nát và phai màu nhưng tiền polymer vẫn bền hơn tiền giấy từ 2,5 đến 4 lần. Vì thế, hiệu quả kinh tế là rất cao. Các cơ quan có trách nhiệm liên quan đến việc này đều thống nhất nhận định như vậy.
Tuy nhiên, cũng có một thực tế, đó là chi phí in tiền polymer là cao hơn. Vì thế nghe nói có năm nhà máy in tiền quốc gia báo cáo tài chính là lỗ. Còn vì sao lỗ thì rất có thể cũng là do chất lượng tiền bền, dai hơn, không cần in thêm năm đó nên nhân viên thiếu việc làm. Vậy thì cũng là điều thú vị chứ sao!
Cũng có ý kiến cho rằng, nước lớn như Mỹ, khối EU giàu như vậy mà tại sao chưa thay tiền? Nên biết, Mỹ và EU đều có một ngành công nghệ sản xuất giấy cotton in tiền quy mô lớn và lâu đời, vì vậy, việc chuyển sang sử dụng giấy polymer để in tiền là rất khó khăn.
Trong khi Việt Nam mình, vật tư in tiền cái gì cũng nhập. Cho nên chuyển từ việc nhập giấy in tiền sang nhập polymer để in tiền là phù hợp.
Hôm 4/12, trong một cuộc tọa đàm mang tính lịch sử về hình tượng Hồ Chủ tịch trong giấy bạc Việt Nam được tổ chức nhằm hướng về truyền thống 70 năm ngành Ngân hàng Việt Nam, bà Phạm Thị Nhàn, nguyên Trưởng phòng thuộc Cục An ninh tiền tệ, Bộ Công an nhắc lại chuyên án đặc biệt mang bí số TG 93 (tức vụ tiền giả năm 1993).
Những người chỉ huy trận đánh ngày đó là Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an trực tiếp chỉ đạo và Trung tướng Vũ Hải Triều, nguyên Phó tổng cục trưởng An ninh, khi đó là Cục trưởng An ninh Kinh tế trực tiếp đánh án.
Bà Nhàn cho biết một cuộc đấu tranh thầm lặng, gian nan trong một thời gian dài phá án để chống tiền giả tuồn vào nước ta. Bọn chúng tổ chức đường dây tinh vi, đưa từ biên giới phía Bắc vào Việt Nam 15 tấn tiền, chứa đầy trong 2 container. Một chiến công rất đáng nể phục vì nếu không, số tiền trên sẽ phá hoại kinh tế nước nhà nguy hiểm đến thế nào?
Việc Chính phủ quyết định cho phép in tiền polymer là rất cần thiết khi biên giới của chúng ta còn rất nhiều đường mòn lối mở, rất dễ tuồn tiền giả từ nước ngoài vào.
Trách nhiệm của người cầm bút
Viết sử là phải trung thực. Nếu không, vài chục năm sau, các thế hệ từng thực thi công vụ nói trên không còn nữa, hậu sinh biết gì mà viết ngoài những thông tin trên mặt báo. Họ đâu có biết đã có 14 tờ báo từng có người bị kỷ luật do viết về chuyện này.
Thành công hay khuyết điểm trong lĩnh vực ngân hàng qua chuyện in tiền polymer với nhiều người vẫn chưa được minh bạch. Đó chính là điều cần được “giải mã” khi mà truyền thông đôi lúc đã khiến sự việc trở nên phức tạp không đáng có.
Nhân dịp tháng 5/2021, ngành Ngân hàng sẽ kỷ niệm 70 năm hình thành và phát triển, chúng ta rất cần nhìn lại cho công tâm.
Từ tờ tiền của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (phát hành năm 1945) được in từ giấy rơm cho đến việc in bằng chất liệu polymer của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (17 năm trước - 2003) quả là bước phát triển về công nghệ thật đáng tự hào.
Nguồn: Quốc Phong/vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/dachieu/bai-hoc-voi-bao-chi-truoc-them-dai-hoi-nhan-17-nam-tien-polymer-698190.html
Khi Apple tới Việt Nam và dòng FDI bắt đầu dịch chuyển
Submitted by nlphuong on Tue, 19/05/2020 - 10:27"Người khổng lồ" Apple đang đặt những dấu chân sâu đậm hơn trong việc sản xuất các linh kiện, sản phẩm "made in Vietnam", mở ra cơ hội để Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
"Người khổng lồ" Apple đang đặt những dấu chân sâu đậm hơn trong việc sản xuất các linh kiện, sản phẩm "made in Vietnam", mở ra cơ hội để Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Những ngày gần đây, thông tin Apple sản xuất tai nghe không dây (Airpods) ở Việt Nam khiến nhiều người vui mừng. Đây là kết quả của một hành trình phối hợp dài giữa các cơ quan của Việt Nam và đại gia sản xuất thiết bị thông minh nổi tiếng toàn cầu này.
Apple lên kế hoạch gia tăng đặt hàng các nhà cung ứng sản xuất linh kiện ở Việt Nam. |
Các thông tin về Apple đến Việt Nam xuất hiện nhỏ giọt khiến nhiều người lầm tưởng Apple sẽ đặt nhà máy sản xuất ở Việt Nam như Samsung đã làm. Tuy nhiên, trên thực tế mô hình hoạt động của Apple không giống như Samsung. Apple không trực tiếp quản lý bất kỳ một nhà máy sản xuất nào. Thay vào đó, Apple hợp tác với các nhà cung ứng trên toàn thế giới để sản xuất, lắp ráp các sản phẩm của Apple. Các nhà cung ứng ấy được gọi với tên các OEM (Original Equipment Manufacturer).
Trên toàn thế giới, Apple có khoảng hơn 1.200 nhà cung ứng, trong đó hầu hết là ở châu Á. Một thông tin đáng ngạc nhiên khác, theo nguồn tin của VietNamNet, hiện ở Việt Nam từ lâu cũng đã có hàng chục nhà cung cấp kiểu đó cho Apple. Trong đó, có thể điểm mặt một số “gương mặt thân quen” như Foxconn, Samsung… Trong đó, nhà máy Samsung Display sản xuất màn hình cho cả Apple.
Vì thế, việc Apple gia tăng hiện diện ở Việt Nam phải hiểu rằng đó là doanh nghiệp này sẽ tăng cường đặt hàng các nhà cung ứng sản xuất các thiết bị “made in Vietnam” hoặc kêu gọi các nhà cung ứng đến Việt Nam mở nhà máy.
Đó cũng chính là lý do tháng 3/2019, Apple đã khai trương văn phòng điều hành để quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam.
Dù với hình thức nào, rõ ràng thông tin Apple quan tâm đến chuỗi cung ứng đến từ Việt Nam là một thông tin đáng mừng, thể hiện được những nỗ lực của Việt Nam trong suốt bao năm qua khi ghi dấu trên bản đồ công nghệ thế giới, trở thành “cứ điểm sản xuất thiết bị điện tử” của nhiều thương hiệu lớn như Samsung, LG, Intel… Đó là thành tựu, là sự chuyển hướng ngoạn mục của Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao hơn, dù rằng trên thực tế Việt Nam còn có thể làm tốt hơn nữa, tận dụng tốt hơn nữa giá trị lan tỏa của dòng vốn này.
Nhưng, ít người biết rằng, để Apple đặt những bước chân đậm nét hơn vào thị trường Việt Nam không phải là dễ dàng. Apple cũng có những đắn đo, tính toán và cả những đề nghị đến nhiều cơ quan của Chính phủ Việt Nam, trong đó nổi bật nhất là vấn đề thủ tục, môi trường đầu tư kinh doanh.
Khi các lãnh đạo cấp cao của Apple làm việc với phía Việt Nam, họ cũng bày tỏ quan ngại lớn về thủ tục hải quan khi phải mất nhiều giờ hơn thông lệ quốc tế, phải thực hiện nhiều thủ tục hơn để thông quan hàng hóa, gây tốn kém thời gian và chi phí. Vì lẽ đó, Apple đã đề nghị cho được hưởng chế độ doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt theo chương trình chính thức của Hải quan Việt Nam mà nhiều doanh nghiệp khác đang được áp dụng. Đây không phải lần đầu Apple đưa ra đề xuất này, trước đó ý kiến này đã bị hải quan từ chối vì nhiều lý do.
Từ câu chuyện của Apple cho thấy, cơ hội để Việt Nam đón nhận những dòng vốn lớn của các tập đoàn đa quốc gia đang ngày càng gần hơn. Trong xu thế dịch chuyển thương mại toàn cầu này, Việt Nam có thể trở thành một mắt xích quan trọng.
Gần đây, 4 nền kinh tế lớn bao gồm Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và Hoa Kỳ đã chính thức nối lại cuộc đối thoại bốn bên sau 10 năm gián đoạn, nhóm đã nâng cấp thành đối thoại của các ngoại trưởng. Vào ngày 20/3, nhóm “Bộ tứ kim cương” đã mời thêm 3 quốc gia khác gồm Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand cùng thảo luận, nhóm mới này được tờ Thời báo Ấn Độ gọi là “bộ tứ mở rộng” (QUAD Plus). Nhóm bộ tứ mở rộng đang làm truyền thông quốc tế dậy sóng với khả năng Mỹ đang đặt ra mục tiêu chuyển dịch chuỗi cung ứng rời khỏi Trung Quốc sớm nhất có thể.
Việt Nam đã được nhắc tên trong “bộ tứ mở rộng”. Cơ hội để Việt Nam đóng góp nhiều hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu đang gần hơn bao giờ hết. Vấn đề là chúng ta có thể thay đổi để nắm bắt cơ hội đó hay không. Điều này cần một sự thay đổi từ tư duy, tâm thế, thay đổi để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi hơn, thông thoáng hơn cho doanh nghiệp và đối tác.
Những băn khoăn của Apple khi đàm thoại với các cơ quan của Việt Nam có lẽ cũng chính là nỗi lòng của nhiều doanh nghiệp khác. Trong các cuộc hội nghị, tọa đàm ở các cấp bao lâu nay, không ít doanh nghiệp, hiệp hội đã kêu gọi điều ấy. Việt Nam cũng đã lắng nghe và thay đổi, nhưng chưa được như kỳ vọng. Có lúc, có nơi còn trì trệ, tư duy hành chính quan liêu còn “ăn sâu” vào không ít người thực thi công vụ.
Việt Nam sẽ còn phải làm rất nhiều việc để có một bước đi dài vào chuỗi giá trị toàn cầu. Sau Samsung, LG, Intel…, việc đón Apple sẽ mở đầu thiết lập một kỷ nguyên mới cho dòng vốn đầu tư vào Việt Nam. Nếu làm được, những tập đoàn lớn cũng sẽ chọn Việt Nam là điểm đến, để từ đó những sản phẩm “made in Vietnam” sẽ rộng đường đi ra thế giới.
Nguồn: Lương Bằng/vietnamnet.vn