Viễn thông-CNTT: công cụ hữu hiệu tạo lập phương thức phát triển mới

(ICTPress) - Từ năm 2005, ngày 17/5 đã được Liên minh Viễn thông (ITU) lấy làm ngày Viễn thông và Xã hội thông tin (XHTT) thế giới.

Ngày 17/5 là ngày mà 151 năm về trước vị trí và vai trò của ngành VT-CNTT lần đầu tiên được khẳng định trên phạm vi toàn cầu với việc thành lập Liên minh viễn thông quốc tế (ITU). Trải qua quá trình hình thành và phát triển, ITU không ngừng lớn mạnh và trở thành một tổ chức chuyên ngành về viễn thông của Liên hợp quốc (LHQ) mà Bộ TT&TT đại diện cho Chính phủ Việt Nam tham gia với tư cách là quốc gia thành viên.

Lễ kỷ niệm Ngày Viễn thông và XHTT thế giới được tổ chức tại Việt Nam do Bộ TT&TT tổ chức hôm nay 17/5, đại diện các Sở TT&TT phía Bắc và các doanh nghiệp Viễn thông đã tham dự.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm chủ trì Lễ kỷ niệm Ngày Viễn thông và XHTT thế giới

Nhân dịp kỷ niệm 151 năm thành lập tổ chức Viễn thông thế giới, ngày Viễn thông thế giới, và Ngày XHTT thế giới 17/5, Tổng thư ký ITU, ông Houlin Zhao đã có thông điệp thường niên gửi các nước thành viên để chào mừng tập trung đề cao nội dung: Các doanh nghiệp CNTT và truyền thông vì sự tiến bộ xã hội”.

Trong thông điệp của mình, Tổng thư ký ITU đã nhấn mạnh: “Ngành viễn thông, CNTT&TT là một trong những ngành kinh tế kỹ thuật thành công và có lợi nhuận cao nhất và đã cách mạng hóa phương thức liên lạc, giao tiếp của cả thế giới. Thông qua sự kết hợp giữa định hướng chính sách của chính phủ với cải cách quản lý nhà nước, tiêu chuẩn quốc tế, đổi mới ngành công nghiệp và đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng như các dịch vụ mới, hoạt động của hàng tỷ người đã được vận hành trong xã hội thông tin chỉ trong một thời gian ngắn. Đây là một thành tựu chung mà tất cả chúng ta có thể tự hào”.

“Trên nền tảng đó, chúng ta đang sống trong một môi trường ngày càng thông minh hơn bao gồm nhiều dịch vụ, ứng dụng như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, và vô vàn những ứng dụng đa dạng mới trong các lĩnh vực khác nhau từ y tế, đến tài chính, trong khi vẫn đang hướng tới một hệ thống giao thông và thành phố thông minh", Thông điệp nêu. 

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm nhấn mạnh: “Ngày 17/5 hàng năm là ngày hội của ngành VT-CNTT thế giới và cũng là ngày hội của ngành VT-CNTT của Việt Nam”.

Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, VT-CNTT và Truyền thông đã và đang giữ vai trò ngày càng quan trọng trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội. Đồng hành cùng với các thành viên của mình, ITU đang tiếp tục phát huy vai trò của một tổ chức chuyên môn của LHQ để cung cấp cho các Chính phủ, khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội hướng dẫn và trợ giúp chuyên nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến VT-CNTT, đến việc xây dựng XHTT. Thông điệp năm 2016 của Tổng thư ký ITU với chủ đề Doanh nghiệp VT-CNTT đáp ứng nhu cầu của người dân, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, Thứ trưởng Phan Tâm khẳng định.

Thứ trưởng Phan Tâm cũng cho biết Bộ TT&TT hoàn toàn chia sẻ và đồng hành với những mục tiêu và nỗ lực mà ITU đang triển khai trên phạm vi toàn cầu. Sự nỗ lực của Bộ TT&TT và của cả cộng đồng VT-CNTT của Việt Nam trong những năm qua đã được Đảng, Nhà nước, xã hội và cả cộng đồng thế giới đánh giá cao. Trong thời gian qua, Bộ TT&TT thường xuyên hoàn thiện hành lang pháp lý, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước; tái cơ cấu thị trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập phát triển. Việc tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước trong ngành đã được triển khai theo đúng mục tiêu, định hướng. Vừa tiếp tục hoàn thiện mô hình, tổ chức lại sản xuất kinh danh sau tái cơ cấu, các doanh nghiệp vừa nỗ lực kinh doanh có hiệu quả, đạt và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra. “Chính vì vậy, lĩnh vực VT-CNTT liên tục giữ được tốc độ phát triển cao”.

Triển khai Nghị quyết 36 Bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát triển bền vững, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết Bộ TT&TT đã tham mưu và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 21/1/2016 phê duyệt Chương trình phát triển viễn thông băng rộng đến năm 2020. Mục tiêu của Chương trình này là xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng VT băng rộng hiện đại, an toàn, dung lượng lớn, tốc độ cao, vùng phủ dịch vụ rộng trên phạm vi toàn quốc, Cung cấp các dịch vụ viễn thông băng rộng đa dạng với chất lượng tốt, giá cước hợp lý theo cơ chế thị trường. Nhiều giải pháp cụ thể về băng rộng đã được đưa ra trong Quyết định này mà tôi tin tưởng rằng một khi được triển khai sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho các doanh nghiệp VT-CNTT Việt Nam cũng như cơ hội cải thiện chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế.

Hạ tầng VT-CNTT băng rộng mà Thủ tướng Chính phủ giao ngành TT&TT xây dựng sẽ là nền tảng cho việc xây dựng và phát triển XHTT. Vì vậy, nhân ngày Viễn thông thế giới và Xã hội thông tin (WTISD). Bộ TT&TT hôm nay cũng tổ chức Hội thảo chuyên đề “Thiết lập hệ sinh thái năng động, sáng tạo cho sự phát triển bền vững của hạ tầng”.

Theo Thứ trưởng Phan Tâm, Hội thảo không chỉ hưởng ứng thông điệp của Tổng thư ký ITU mà còn để chúng ta thúc đẩy việc triển khai Chương trình phát triển hạ tầng Viễn thông băng rộng đến năm 2020. Với việc tổ chức Hội thảo này, Bộ TT&TT mong nhận được các ý kiến trao đổi, đề xuất, giải pháp và ý tưởng sáng tạo để lĩnh vực VT-CNTT và truyền thông tiếp tục phát triển mạnh mẽ, được khẳng định như là một "công cụ hưu hiệu tạo lập phương thức phát triển mới và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"; là một trong những động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Cục Viễn thông đã cho biết Việt Nam đang có 120 triệu thuê bao điện thoại di động phát sinh cước, thuê bao băng rộng phát đang triển tăng trưởng 15 - 20%/năm, băng thông kết nối đạt quốc tế đạt 1400Mb/s, tổng băng thông kết nối trong nước là 900Mbit/s, doanh thu viễn thông năm 2015 đạt 340.000 tỷ đồng. 

Theo Quyết định phê duyệt Chương trình Xây dựng chiến lược phát triển hạ tầng Viễn thông băng rộng đến năm 2020, Việt Nam sẽ xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng hiện đại, an toàn, dung lượng lớn, tốc độ cao, vùng phủ dịch vụ rộng trên phạm vi toàn quốc. Mục tiêu của Chương trình là ít nhất 40% số hộ gia đình (hoặc thuê bao cá nhân) trên toàn quốc được tiếp cận và sủ dụng băng rộng cố định, trong đó ít nhất 60% thuê bao được kết nối với tốc độ tối thiểu đường xuống là 25Mb/s. 100 các điểm truy nhập viễn thông công cộng trên cả nước sử dụng băng rộng cố định trong đó ít nhất 50% các điểm truy nhập băng rộng cố định với tốc độ tối thiểu đường xuống là 50Mb/s; Hơn 99% các điểm thư viện công cộng trên cả nước sử dụng dịch vụ băng rộng cố định; đảm bảo tối thiệu 95% các khu vực dân cư được phủ sóng 3G/4G với tốc độ trung bình đường xuống lớn hơn 4Mb/s tại thành thị và 2Mb/s tại nông thôn.

HM

Tin nổi bật