Tăng cước 3G cũng phải tính đến “đặc thù” của ngành Viễn thông

(ICTPress) - Tại cuộc họp báo do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức cuối tuần qua về một số nội dung quản lý viễn thông, vấn đề điều chỉnh cước 3G đã được nhiều nhà báo đặt câu hỏi cũng như quan tâm tới các khía cạnh khác nhau của ngành viễn thông.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng đã thẳng thắn trả lời nhiều câu hỏi của báo giới liên quan đến điều chỉnh cước 3G và các đặc thù của ngành Viễn thông:

Điều chỉnh giá cước là quy luật bình thường của thị trường

Trả lời câu hỏi Tính giá thành của Viễn thông khác với xăng, dầu và điện? Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết đăng ký về giá thành ngoài các quy định của pháp luật về quy định về tài chính kế toán quy định giá thành, Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư hướng dẫn phương pháp xác định giá thành và hàng năm các doanh nghiệp (DN) viễn thông phải báo cáo giá thành dịch vụ chứ không phải năm nay giá thành cứ mãi mãi như thế và khi số lượng người sử dụng, lưu lượng tăng lên rồi khấu hao dần hết thì giá thành sẽ giảm và hàng năm doanh nghiệp báo cáo Bộ TT&TT sẽ kiểm soát nếu giá cước tăng bất hợp lý thì điều chỉnh giảm và giá cước chưa đến giá thành thì tăng chứ không phải là tăng và tăng mãi mà không giảm và đây là theo quy định cả tăng cả giảm và trên cơ sở giá thành, mặt bằng của thế giới, khu vực và cung cầu thị trường.

Thực tế trong ngành Viễn thông hàng chục năm nay cước viễn thông chỉ có giảm mà không có tăng và chúng ta hãy coi tăng giảm là hoạt động bình thường trên cơ sở hoạt động của DN. Ví dụ, hiện giờ giá thành trung bình kế hoạch của năm 2013 đối với dịch vụ dữ liệu 3G là 167,66 đồng/Megabyte (chưa VAT), sang năm có thể là 150 đồng nhưng giá bán vẫn là 110 đồng thì chúng ta tiếp tục tăng nhưng giả sử giá thành giảm đến mức chỉ có 100 đồng thì chúng ta không tăng nữa hoặc tăng cao quá thì đến một lúc chúng ta phải giảm. Quy luật tăng giảm giá cước cần được coi là hoạt động theo quy luật bình thường của thị trường, theo đúng Quy định về giá và các quy định pháp luật khác về Viễn thông.

Viễn thông là lĩnh vực khấu hao nhanh

Lĩnh vực Viễn thông hiện nay là một trong những lĩnh vực là lĩnh vực khấu hao rất nhanh. Bình thường trung bình các khấu hao nhà nước quy định là 5 - 7 năm nhưng khấu hao ngành Viễn thông chỉ 2 - 3 năm và phải khấu hao rất nhanh và thậm chí xin cơ chế đặc thù để khấu hao nhanh như vậy. Viettel vừa qua phải xin cơ chế đặc thù để khấu hao nhanh vì đời công nghệ chỉ diễn ra trong 3 - 5 năm lại là một thế hệ công nghệ khác ra đời nếu không khấu hao nhanh thì sẽ lạc hậu không đủ tiền đầu tư công nghệ mới, cho nên khi khấu hao nhanh thì giá thành bị đẩy nhanh lên và giá cước phải tiệm cận giá thành. Đây cũng là yếu tố áp lực đối với DN hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao.

Chất lượng cũng tương tự, công nghệ thay đổi rất nhanh, các DN viễn thông tham gia thi tuyển 3G vào thời điểm 2010, công nghệ đăng ký mới chỉ 3G nhưng thực tế sau thời điểm đó các DN triển thực tế thì đã là công nghệ 3,5 G nếu thi tuyển như 3G thì các DN Việt Nam đã vượt các cam kết 3G.

Theo Quy hoạch phát triển Viễn thông quốc gia đến năm 2020 phải đợi 1 nhịp đầu tư. Năm 1995, Việt Nam triển khai 2G và sau 14 năm, năm 2009 chúng ta triển khai 3G và thời gian ngắn đi nữa thì 5 - 7 năm phải triển khai thế hệ công nghệ mới. Quy hoạch phát triển Viễn thông quốc gia đến năm 2020 mà Thủ tướng phê duyệt thì cũng xác định sau năm 2015 cũng nghiên cứu xem xét cấp phép triển khai dịch vụ băng rộng thế hệ tiếp theo có thể là 4G, 5G nhưng cũng phải có thời gian đầu tư.

Đến nay các DN viễn thông ước tính đã đầu tư trên 1,5 tỷ USD nhưng doanh thu trực tiếp từ dịch vụ từ 3G rất ít DN phải bù lỗ một phần từ các dịch vụ 2G sang cho 3G tuy nhiên theo Luật Viễn thông, các điều ước quy định quốc tế thì không cho phép bù chéo để cạnh tranh lành mạnh vì có những DN chỉ bù lỗ  như thế thì không cạnh tranh. Bù chéo chỉ trong một phạm vi nhất định. Nếu bù chéo vượt quá thì cơ quan quản lý phát hiện ảnh hưởng đến DN khác thì cơ quan quản lý phải dừng. Thực tế thời gian qua các DN có thị phần khống chế như VNPT, Viettel bán các giá cước dịch vụ 3G thấp hoặc khuyến mãi, chiết khấu, thì các DN nhỏ và vừa không thể vào thị trường, thực tế như SPT, Đông Dương, EVN Telecom, GTel - Beeline gặp khó khăn phải sáp nhập, rút khỏi thị trường hoặc phá sản và nói về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chính người sử dụng vì quay trở lại độc quyền.

Tăng cước rõ ràng là ảnh hưởng nhưng số người sử dụng 3G chiếm 8,66%/100% thuê bao, thì con số thuê bao bị ảnh hưởng này là nhỏ so với 90% thuê bao còn lại.

Ngành Viễn thông tự “nuôi” để đầu tư vùng sâu, vùng xa

Khác với các ngành khác riêng ngành Viễn thông khi đầu tư vào vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo chính sách của ngành Viễn thông  phải “nuôi” ngành Viễn thông, tức là Nhà nước không bỏ ra ngân sách để hỗ trợ cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, DN viễn thông  phải bằng doanh thu đóng góp vào Quỹ Viễn thông Công ích để điều phối từ vùng thành phố, khách hàng sử dụng cao để bù đắp cho hàng triệu khách hàng ở vùng sâu, vùng xa nông thôn… nên khi tăng cước chắc chắn ảnh hưởng đến người dùng smartphone, dùng dịch vụ dữ liệu dù sao là người thu nhập khá trong xã hội so với hàng triệu hàng triệu người dùng ở nông thôn chỉ gọi thoại và nhắn tin. Cho nên việc điều chỉnh cước lần này chắc chắn ảnh hưởng, đòi hỏi tăng không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít, mức 8,66% số người sử dụng và tăng mức tăng trung bình 20% là phù hợp với điều kiện hiện hiện nay với điều kiện giá cước xấp xỉ giá thành thì không cần tăng nhiều nhưng giá thành sau khi tăng rồi giá thành cũng chỉ được đẩy lên 10 đồng/Megabyte. Đây là ý xuyên suốt của chính sách điều chỉnh giá cước.

Phần đầu tư cho 3G cũng bù đắp để hỗ trợ cho một phần lưu lượng 2G bị nghẽn và các lưu lượng điện thoại 2G tràn sang 3G nhưng phần đó so với phần chi phí đầu tư cho mạng 3G rất không đáng kể. 20 năm chúng ta đầu tư được 100.000 trạm BTS nhưng trong 4 năm vừa rồi, chúng ta đầu tư 44.000 trạm 3G. Toàn bộ tiền đầu tư của mạng 3G và số lượng trạm BTS bằng cả 20 năm qua chúng ta đầu tư cho toàn bộ mạng di động. Phần thu về tính về mặt lũy kế tính đến thời điểm hiện nay thì tất cả các mạng di động đầu tư được không đủ bù đắp, do vậy cần tính cước gần giá thành.

Truy cập Internet là truy cập một giá với thế giới

Khi truy nhập dịch vụ dữ liệu 3G là truy nhập Internet. Internet là mạng mạng toàn cầu khác với thời buổi trước đây là gọi điện thoại là có cuộc gọi điện thoại đường dài, nội hạt trong nước và quốc tế nhưng giờ đây lên Internet là 1 giá, và DN Việt Nam phải thanh toán cho các đối tác nước ngoài, cứ 1 kết nối Internet nhiều gấp đôi lần số tiền mà trước đây phải trả. Trước đây kết nối Internet chúng ta cần 4 Gigabyte để kết nối Internet bảo đảm đầy đủ các dịch vụ điện thoại nhưng thời điểm hiện nay số kết nối Internet 400 Gigabit, gấp 100 lần, trước đây các DN Việt Nam khi thanh toán kết nối Internet quốc tế trong  4G chỉ phải trả 2G còn 2G đối tác nước ngoài trả 2G cho mình chiều về nhưng hiện nay trong mô hình kinh doanh Internet là các DN phải thanh toán 100% 400 Gigabyte đi quốc tế cả chiều đi và chiều về.

Đây là bất công trong thời đại Internet và các nước đang phát triển cũng rất đấu tranh nhưng hiện giờ cũng không giải quyết vì toàn bộ hệ thống máy chủ lớn đều ở Mỹ và các nước phát triển. Đây cũng là bất lợi trong thanh toán quốc tế. Trước đây, chúng ta có thể lấy phần quốc tế bù cho phần trong nước, có thể giá quốc tế cao bù cho giá nội hạt, đường dài trong nước. Còn giờ đây nếu không thu đủ thì chúng ta không đủ thanh toán cho các đối tác nước ngoài.

Chúng ta cũng chú ý là riêng trong lĩnh vực Viễn thông các điều ước quốc tế quy định rất rõ về giá cước còn các lĩnh vực khác không quan tâm đến giá cước của từng nước. Nhưng riêng các điều ước quốc tế của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đều quy định cước kết nối dựa trên giá thành vì nếu không dựa trên giá thành thì các DN không thể nào thanh toán cho nhau. Đây là một đặc thù.

 HM ghi

Tin nổi bật