Barbados và Trung Quốc đồng giải Vàng cuộc thi viết thư UPU quốc tế 2011

(ICTPress) - Cây sồi vĩ đại ở Rừng Windsor Guyana và cây bụi nhỏ “đã chuẩn bị để chăm sóc loài người” là nội dung lá thư của em Charlée Gittens, 15 tuổi, Barbados và em Wang Sa, Trung Quốc,13 tuổi đã đồng dành huy chương Vàng cuộc thi viết thư UPU quốc tế lần thứ 40 năm 2011.

Em Wang Sa, Trung Quốc (trái) và em Charlée Gittens, Barbados

Jonathan Andrew từ Grenada, 14 tuổi và Charlene Tiagae, Botswana, 15 tuổi đã giành giải Bạc và Đồng của cuộc thi này.

Năm 2011 là năm quốc tế về Rừng, Ban Tổ chức cuộc thi viết thư của Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) năm 2011 đã ra đề tài "Hãy tưởng tượng mình là một cây sống trong khu rừng, em hãy viết thư cho một người nào đó để giải thích vì sao việc bảo vệ rừng là rất quan trọng"

Cả hai lá thư của các em Charlée Gittens, Barbados và Wang Sa, Trung Quốc đã được Ban giám khảo cuộc thi quốc tế gồm Giám đốc Diễn đàn của Liên hiệp quốc về rừng Jan McAlpine; Giám đốc bộ phận ủng hộ các sáng kiến mạng lưới, Quỹ Động vật Hoang dã thế giới Jean-Paul Paddack; Trưởng bộ phận truyền thông của Liên minh quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên Daniel Shaw, và chuyên gia tem của Văn phòng Quốc tế UPU và nhà sưu tập tem chuyên đề về tem đề tài  rừng Jean-François Thivet đánh giá cao.

Ban giám khảo đã đánh giá lá thư của Charlée Gittens là một lá thư mạnh mẽ, riêng biệt và lay động lòng người vì đã đề cập được vấn đề có tính rất toàn cầu. Charlée Gittens đã so sánh các cánh rừng với một số cuộc khủng hoảng lớn của thế giới để gửi một thông điệp mạnh mẽ về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng. Về lá thư của Wang Sa từ Trung Quốc, ban giám khảo cho biết: “Đây là một lá thư viết tay cẩn thận và giàu trí tưởng tượng. Sử dụng một truyện ngụ ngôn về hai ngôi làng để giải quyết đề tài, người viết thư đã làm được một việc tuyệt vời là dẫn dắt người đọc đi vào một câu chuyện về rừng mà bất cứ ai đều có thể liên quan”.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 40 năm của cuộc thi viết thư quốc tế này, Barbados đã có học sinh đạt giải cao nhất. Trung Quốc là quốc gia lần thứ năm có học sinh đoạt giải cao nhất, và đã giải hai giả Nhì và ba giải Ba bốn lần trong các cuộc thi trước.

Về lá thư đoạt giải Bạc của Jonathan Andrew, Grenada, Ban giám khảo đánh giá: “bằng cách trình bày nhiều góc độ của đề tài, lá thư đã diễn đạt nhiều lợi ích của rừng một cách trôi chảy và mang tính giáo dục cao”. Bài thi của Botswana là một lá thư thú vị và cá tính giải thích các lợi ích của nhiều thực vật và cây cối trong các cánh rừng và tại sao chúng ta cần được bảo vệ. Người viết lá thư đã dẫn những tham chiếu đáng yêu về làm thế nào một số nền văn hóa thẩm thấu hay phụ thuộc vào thực vật và cây cối”.

Tổng giám đốc UPU Edouard Dayan cũng tham gia Ban giám khảo đã chúc mừng các em đoạt giải và tất cả các em tham gia cuộc thi viết thư năm nay cho biết mặc dù sống trong một kỷ nguyên số đang ngày càng lớn, nhưng đã có hơn hai triệu lá thư viết tay, đây là một cuộc thi trên toàn thế giới hàng năm cho thấy một giá trị to lớn của việc viết thư tay. UPU tự hào nói rằng cuộc thi có lịch sử 40 năm này tiếp túc thúc đẩy việc khuyến khích các em học sinh viết thư tay, mong muốn các em thể hiện được những suy nghĩ sâu sắc về các chủ đề liên quan đến tất cả chúng ta, đồng thời giáo dục các em về tầm quan trọng của việc ghi địa chỉ bưu chính đúng.

Ban giám khảo cũng đã trao những giải đặc biệt cho các lá thư của Trinidad và Tobago, Montenegro, Nigeria, Ukraine và Benin. Các em đoạt giải sẽ nhận được giải thưởng vào ngày Bưu chính thế giới 9/10 do Bưu chính các nước tổ chức.

Ban tổ chức cuộc thi cho biết hơn 60 nước thành viên đã tham gia vào cuộc thi năm nay và có khoảng 2 triệu em có độ tuổi từ 9 đến 15 tham gia vào cuộc thi cấp quốc gia. Các lá thư đoạt giải quốc gia sau đó đã được các nước gửi đến Ban tổ chức quốc tế.

Cuộc thi viết thư quốc tế lần thứ 41 năm 2012 về chủ đề tạm dịch là: Em hãy viết thư cho một nhân vật thể thao kể về Thế vận hội (Olympics) có ý nghĩa đối với em như thế nào ("Write a letter to an athlete or sports figure you admire to explain what the Olympic Games mean to you."). Chủ đề này được lựa chọn nhân dịp Thế vận hội năm 2012 sẽ được tổ chức tại thủ đô London, Vương quốc Anh.

Phong trào Olympics có mục đích tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn thông qua thể thao và thúc đẩy ba giá trị toàn cầu là Tầm cao, Hữu nghị và Tôn trọng (Excellence, Friendship and Respect). Những giá trị này tạo nên một nền tảng tuyệt vời để thế hệ trẻ được tham gia thể hiện bản thân về đề tài Olympics và ý nghĩa của Phong trào này đối với các em.

Các nước gửi bài dự thi có thể gửi từ nay cho tới 30/4/2012.

Linh Hoàng

(Theo UPU)

Tin nổi bật