Top 10 xu hướng công nghệ chiến lược cho năm 2018

Gartner, công ty hàng đầu thế giới về nghiên cứu và tư vấn về CNTT, mới đây đã đưa ra top 10 xu hướng công nghệ chiến lược sẽ tác động đến nhiều tổ chức nhất trong năm 2018.

“Top 10 xu hướng công nghệ chiến lược của Gartner cho năm 2018 liên quan đến lưới số thông minh (Intelligent Digital Mesh), nền tảng cho kinh doanh số và hệ sinh thái tương lai. Các nhà lãnh đạo CNTT nên xem xét các xu hướng công nghệ này trong các chiến lược sáng tạo của mình hoặc sẽ bị lỡ để thực hiện chiến lược đó”, David Cearley, Phó Chủ tịch Gartner cho biết.

Dưới đây là top 10 xu hướng công nghệ cho năm 2018: 

1. Các nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI)

Thiết lập các hệ thống nhận biết, thích nghi và có thể hoạt động một cách tự động sẽ là một thách thức lớn đối với các hãng công nghệ ít nhất từ nay đến năm 2020. Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ hỗ trợ lớn cho việc ra quyết định, làm mới các mô hình kinh doanh và hệ sinh thái cũng như trải nghiệm của khách hàng để thúc đẩy sự thành công cho các sáng kiến số từ nay đến năm 2025.

“AI đã phát triển nhanh chóng và các tổ chức sẽ cần phải đầu tư đáng kể cho các kỹ năng, quy trình và các công cụ để khai thác thành công công nghệ này và xây dựng các hệ thống AI tiên tiến. Nhiều bên trong đó có các nhà khoa học dữ liệu, các nhà phát triển và những người sở hữu các quy trình kinh doanh sẽ cần phải cộng tác với nhau”, ông Cearley cho biết.

2. Các ứng dụng và phân tích thông minh

Trong vòng vài năm tới, bất cứ ứng dụng, dịch vụ nào đều sẽ được kết hợp AI. Một trong số các ứng dụng đó sẽ là các ứng dụng thông minh, chúng không thể tồn tại nếu không có AI và học máy (machine learning). Một số ứng dụng khác sẽ ít ứng dụng AI hơn nhưng cũng có tính năng thông minh. Các ứng dụng này sẽ hình thành nên một lớp trung gian thông minh mới giữa mọi người và các hệ thống, có thể làm thay đổi bản chất công việc và cấu trúc của nơi làm việc. 

Theo ông Cearley, việc khai thác các ứng dụng thông minh như là một cách thức tăng cường tính tích cực của con người chứ không đơn giản như là một cách thức thay thế con người. Phân tích tăng cường (Augmented analytics) là một lĩnh vực chiến lược đang phát triển nhanh chóng, nó ứng dụng học máy để tự động hóa việc chuẩn bị dữ liệu, khám phá và chia sẻ mong muốn cho những người sử dụng là doanh nghiệp (DN), các công nhân vận hành và các nhà khoa học dữ liệu.

3. Các đồ vật thông minh

AI sẽ tăng cường tính cao cấp cho các đồ vật thông minh mới (như các phương tiện tự lái, robot và các máy bay không người lái) và mang lại nhiều khả năng tiên tiến hơn cho các đồ vật hiện nay (như các hệ thống công nghiệp và khách hàng kết nối IoT).

“Gần đây, việc ứng dụng các phương tiện tự lái được cài đặt có kiểm soát (ví dụ, trong làm nông nghiệp và khai khoáng) đang là một lĩnh vực có các phương tiện thông minh ngày gia tăng. Chúng ta có thể chứng kiến các phương tiện tự lái trên các đường phố một cách giới hạn, có kiểm soát vào năm 2022, nhưng việc sử dụng các xe ô tô tự lái nói chung có thể vẫn cần đến một người ngồi vào ghế lái xe trong trường hợp công nghệ bị lỗi. Trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2022, các nhà sản xuất sẽ thử nghiệm công nghệ nghiêm ngặt hơn, và các vấn đề phi công nghệ như các quy định, các vấn đề pháp lý và văn hóa chấp nhận sẽ phải được giải quyết”, ông Cearley cho biết.

4. Bản sao số

Bản sao số (digital twin) là việc thể hiện theo cách thức số hóa một thực thể hay một hệ thống của thế giới thực. Các bản sao số trong một số dự án IoT rất hứa hẹn trong vòng 3 - 5 năm tới và đang nhận được sự quan tâm hiện nay. Các bản sao số các tài sản được thiết kế kỹ lưỡng có tiềm năng hỗ trợ việc ra quyết định của DN rất lớn. Các bản sao số này được liên kết tới các đồ vật thực của các bản sao này và được sử dụng để nắm bắt được trạng thái của đồ vật hay hệ thống, đáp ứng các thay đổi, cải thiện các hoạt động và gia tăng giá trị cho đồ vật. Các tổ chức ban đầu sẽ chỉ đơn giản là triển khai các bản sao số, tiếp theo là sẽ phát triển chúng theo thời gian, cải thiện khả năng của các bản sao số để thu thập và hiển thị hóa các dữ liệu phù hợp, áp dụng các phân tích và nguyên tắc phù hợp, và đáp ứng hiệu quả cho các mục tiêu kinh doanh.

“Theo thời gian, các hiển thị hóa số mọi khía cạnh của thế giới thực sẽ được kết nối một cách linh hoạt với phần thế giới thực và kết hợp với các khả năng dựa trên AI để cho phép mô phỏng, khai thác và phân tích tiên tiến. Những người làm quy hoạch thành phố, tiếp thị số, chuyên gia y tế và quy hoạch ngành về lâu dài sẽ được hưởng lợi từ việc chuyển dịch từ bản thực sang thế giới bản sao số tích hợp”, theo ông Carley. 

Top 10 công nghệ chiến lược cho năm 2018 (Ảnh: Gartner)

5. Điện toán đường biên

Điện toán đường biên (Edge computing) mô tả một mạng điện toán mà ở đó việc xử lý, thu thập và chuyển phát thông tin, được đặt gần gũi hơn với các nguồn thông tin. Các thách thức kết nối và  độ trễ, các rào cản băng thông và chức năng lớn hơn được nhúng tại đường biên sẽ hỗ trợ các mô hình phân tán. Các DN nên bắt đầu sử dụng các phần thiết kế đường biên trong các kiến trúc hạ tầng của mình, đặc biệt là đối với các DN có các thành phần IoT lớn.

Nhiều người đang coi công nghệ điện toán đám mây và công nghệ điện toán đường biên như là những công nghệ đang cạnh tranh.

Tuy nhiên, theo ông ông Cearley, “Đám mây có thể là kiểu điện toán được sử dụng để tạo một mô hình hướng dịch vụ (service-oriented model) và một cấu trúc kiểm soát, điều phối tập trung. Điện toán đường biên sẽ được sử dụng như một kiểu chuyển phát cho phép triển khai các khía cạnh của dịch vụ đám mây theo quy trình phi kết nối và phân tán”.

6. Nền tảng hội thoại

Các nền tảng hội thoại (Conversational platform) sẽ thúc đẩy cách thức con người tương tác với thế giới số.

“Các nền tảng hội thoại đã đạt đến điểm bùng phát (tipping point) về mặt “hiểu” ngôn ngữ và ý định của người sử dụng bình thường, nhưng các nền tảng này vẫn còn đang có những hạn chế. Thách thức mà các nền tảng hội thoại phải đối mặt là người sử dụng phải giao tiếp theo một cách rất máy móc và đây thường là một trải nghiệm không mấy hứng thú. Một sự khác biệt chính giữa trên các nền tảng hội thoại là sự bùng nổ của các mô hình hội thoại (conversational model) và giao diện lập trình ứng dụng (application programming interface - API) cũng như các mô hình sự kiện (event model) được sử dụng để truy cập, yêu cầu và đồng bộ các dịch vụ bên thứ ba để mang lại các kết quả hợp nhất”, ông Cearley cho biết.

7. Trải nghiệm nhập vai (Immersive Experience)

Công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality - VR), thực tế tăng cường (Augmented Reality - AR) và thực tế hỗn hợp (Mixed Reality) đang thay đổi cách thức chúng ta nhận thức và tương tác với thế giới số. Thị trường VR và AR gần đây đang dần chín muồi và có sự tách biệt. Lợi ích tăng lên do nhiều ứng dụng VR mới lạ mang đến giá trị kinh doanh thực tiễn ngắn, bên cạnh việc giải trí hiện đại, như các game video và video 360o. Để thúc đẩy các lợi ích kinh doanh thực sự rõ rệt, các DN phải kiểm chứng các kịch bản thực tiễn cụ thể nơi VR và AR có thể được áp dụng để làm cho các nhân viên năng suất hơn và tăng cường các quy trình thiết kế, huấn luyện và trực quan hóa.

Thực tế hỗn hợp, một loại nhập vai kết hợp và mở rộng các chức năng kỹ thuật của cả AR và VR, đang nổi lên như là một trải nghiệm lựa chọn nhập vai mang đến một công nghệ cạnh tranh để tối ưu giao diện công nghệ để đáp ứng tốt hơn cách mọi người xem và tương tác với thế giới của họ.

8. Chuỗi khối (Blockchain)

Blockchain (chuỗi khối) phát triển từ hạ tầng tiền tệ số trở thành một nền tảng cho chuyển đổi số. Các công nghệ blockchain mang đến một sự chuyển dịch lớn từ giao dịch tập trung hiện tại, và các cơ chế lưu ghi chép lại và có thể đáp ứng như là một nền tảng kinh doanh số đột phá cho cả DN truyền thống và khởi nghiệp. Mặc dù, ban đầu blockchain được cho là tập trung cho lĩnh vực dịch vụ tài chính, thì tới nay blockchain hiện đã có nhiều ứng dụng tiềm năng, trong đó có các ứng dụng trong lĩnh vực công, chăm sóc sức khỏe, sản xuất, phân phối truyền thông, xác thực nhân dạng, đăng ký quyền sở hữu và chuỗi cung ứng.

9. Lập trình khả năng

Cốt lõi đối với kinh doanh số là ý tưởng mà DN luôn luôn phải nắm bắt và sẵn sàng để khai thác các cơ hội kinh doanh số mới. Với việc ứng dụng phần mềm quản lý khả năng, IoT, điện toán đám mây, blockchain, quản lý dữ liệu trên bộ nhớ và AI, các khả năng kinh doanh có thể được kiểm soát nhanh hơn và được phân tích một cách chi tiết hơn. Nhưng bản thân công nghệ sẽ không mang lại giá trị toàn diện cho mô hình lập trình khả năng nếu không có sự tham gia từ phía lãnh đạo doanh nghiệp.

10. Công nghệ đánh giá rủi ro và sự tin cậy thích ứng liên tục

Để thúc đẩy các sáng kiến kinh doanh số một cách đảm bảo trong một thế giới có nhiều cuộc tấn công tinh vi, có mục tiêu, các nhà lãnh đạo về an ninh và quản trị rủi ro phải chọn một công nghệ đánh giá tin cậy và rủi ro thích ứng liên tục (continuous adaptive risk and trust assessment - CARTA) để có thể ra quyết định dựa trên sự rủi ro và tin cậy ở thời gian thực để có những ứng cho phù hợp. Hạ tầng an ninh phải thích ứng mọi nơi, để nắm bắt được cơ hội - và quản trị các rủi ro - đáp ứng các yêu cầu về an ninh luôn thay đổi ở tốc độ kinh doanh số.

Lan Phương (Theo enterpriseinnovation.com, gartner.com)/ictvietnam.vn

Tin nổi bật