Bưu chính
Giải pháp phát triển bền vững cho lĩnh vực chuyển phát nhanh
Submitted by nlphuong on Thu, 23/02/2023 - 21:30Năm 2023, ngành logistics được các chuyên gia đánh giá tiếp tục tăng trưởng nhờ xu hướng công nghệ, nổi bật là tự động hóa trong hoạt động logistics, tạo sự bền vững trong chuyển phát nhanh.
Ngân hàng Thế Giới (World Bank) dự báo kinh tế toàn cầu năm 2023 tăng trưởng ở mức 1,7%, thấp hơn nhiều so với mức 3% ngân hàng này công bố hồi tháng 06/2022. Xung đột chính trị, tình trạng tăng lãi suất ở nhiều nước tiếp diễn khiến tốc độ tăng trưởng các nước trên thế giới có phần chậm lại. Nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng do là quốc gia có độ mở cửa kinh tế lớn trong quá trình phát triển và hội nhập, trong năm 2023 kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ đối mặt với nhiều thách thức đến từ yếu tố bên trong lẫn bên ngoài, theo Ban Kinh tế Trung ương.
Trong bối cảnh thách thức đan xen, ngành hậu cần vận tải được nhận định là điểm sáng trong bức tranh màu xám của kinh tế toàn cầu, đóng vai trò then chốt trong việc kết nối chuỗi cung ứng của các bên liên quan. Nhận diện cơ hội, các doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm để nâng cao hiệu quả sản xuất. Thậm chí ứng dụng mới nổi ChatGPT cũng được cho là sẽ có tác động mạnh mẽ đến các khâu thu thập và phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định trong hoạt động logistics, quản lý kho bãi, hỗ trợ hoạt động giao nhận, vận tải...
Tuy nhiên, vì đang trong giai đoạn thử nghiệm, ứng dụng ChatGPT trong lĩnh vực logistics vẫn chưa được kiểm chứng cụ thể. Nhưng đây vẫn là sẽ yếu tố kích thích cho sự phát triển nhanh của trí tuệ nhân tạo, từ đó các ngành sẽ chứng kiến nhiều sự thay đổi tích cực, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đánh giá.
Các doanh nghiệp vận chuyển phản ứng nhanh nhạy, ứng dụng công nghệ tự động hóa để tối ưu quy trình vận hành. Bắt nhịp xu thế công nghệ toàn cầu để tạo nên sự bền vững dài lâu trong logistics, trong năm 2022, hãng chuyển phát nhanh J&T Express đã không ngừng tự động hóa các quy trình trong giao hàng chặng cuối thông qua đầu tư công nghệ hiện đại trong vận hành, triển khai giải pháp số. Sự nỗ lực của J&T Express đã giúp doanh nghiệp nhận được giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam (Vietnam Digital Awards - VDA) 2022 ở hạng mục Sản phẩm, dịch vụ, giải pháp nước ngoài với Smart E-Logistics (bộ giải pháp hậu cần thông minh).
Cụ thể, tại khâu tiếp nhận đơn hàng của J&T Express, toàn bộ thông tin khách hàng mã hóa dưới dạng mã vạch thông minh (barcode) và đồng bộ, lưu trữ trên điện toán đám mây (Cloud computing). Công nghệ này đảm bảo độ chính xác, bảo mật thông tin đồng thời rút ngắn tối đa thời gian xử lý đơn hàng ngay từ khâu đầu tiên trong quy trình. Không những vậy, đơn vị còn chủ động tạo sự thuận lợi cho tam giác người bán - shipper - người mua khi giúp tinh giản quy trình thanh toán qua việc quét mã QR động trên thiết bị điện thoại của shipper. Mọi thông tin chi tiết về đơn hàng như loại hàng hóa, số tiền cần thanh toán sẽ tự động hiển thị mà không cần nhập thủ công.
Công nghệ tự động hóa được đánh giá là triển vọng cho những bước tăng trưởng vượt bậc trong ngành chuyển phát nhanh, đặc biệt trong thời kinh tế khó. Nắm bắt xu thế, J&T Express đã nhanh chóng ứng dụng công nghệ trong khâu vận hành. Cụ thể, tự động hóa trong quản lý kho bãi, khâu giao nhận kết hợp với thiết bị công nghệ giúp theo dõi toàn bộ các quy trình xuất, nhập, luân chuyển hàng hóa một cách tối ưu nhất, giảm thiểu chi phí vận hành, tiết kiệm nguồn lực.
Trung tâm trung chuyển được đưa vào vận hành tại Củ Chi năm 2022 với các trang thiết bị hiện đại, đơn cử hệ thống phân loại thông minh DWS, hệ thống băng chuyền tự động, cross belt đa tầng… với khả năng phân loại hàng hóa chính xác đến 99,99%, tiết kiệm 50% nguồn nhân lực.
Những bưu kiện khó quét mã sẽ được đưa vào camera thang xám đa chiều tiếp tục phân loại kiện
hàng. Xuyên suốt chuỗi cung ứng, mọi thông tin về hàng hóa và thiết bị đều được thu thập tự
động và truyền về máy chủ. Điều này giúp J&T Express nắm toàn bộ thông tin, từ đó giảm thiểu
sai sót trong các khâu vận hành.
“Công nghệ chính là “chiếc chìa khóa” mở cửa đến sự phát triển bền vững của thị trường trong tương lai, thấu hiểu điều này, chúng tôi luôn nỗ lực chủ động nắm bắt và đón đầu xu hướng công nghệ để tạo sự thuận tiện, ngày càng hoàn thiện khâu trải nghiệm của khách hàng. Với kim chỉ nam hướng đến tiện ích người dùng, J&T Express sẽ tiếp tục đề xuất sáng kiến, dịch vụ để tăng cường năng lực vận chuyển, góp phần lưu thông hàng hóa, đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp bứt phá trong năm 2023”, Giám đốc Thương hiệu J&T Express chia sẻ.
ND
Những cải tiến nhỏ hiệu quả lớn giúp DN CPN gia tăng hài lòng cho khách hàng cuối
Submitted by nlphuong on Wed, 10/08/2022 - 20:36Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) tại Đông Nam Á phát triển mạnh kéo theo những cơ hội vàng tăng trưởng cho ngành chuyển phát nhanh (CPN). Đứng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, thay vì cạnh tranh ngắn hạn bằng giảm giá, nhiều doanh nghiệp (DN) CPN đã chọn cách thức chiến lược dài hạn: “vươn dài” cánh tay dịch vụ, đầu tư chăm sóc trải nghiệm cho khách hàng cuối.
Theo một báo cáo của Statista, sau 2 năm dịch bệnh, Đông Nam Á đã ghi nhận số lượng người mua sắm trực tuyến đạt mức ấn tượng, khoảng 70 triệu người tính đến thời điểm hiện tại. Trong đó, Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng bậc nhất.
Trong năm 2022, số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu, tăng 13,5% so với năm trước, tổng chi tiêu cho việc mua sắm đạt 12,42 tỷ USD. Không chỉ vậy, nền kinh tế số Việt Nam còn được Google và Bain & Company dự đoán sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và sở hữu thị trường TMĐT lớn thứ 3 tại Đông Nam Á vào năm 2025.[1]
Tuy vậy, cuộc đua làm hài lòng người bán hàng online mới chỉ là điều kiện cần cho thành công giữa một thị trường ngày càng cạnh tranh. Những doanh nghiệp vận chuyển nhanh nhạy hiểu rằng: sự hài lòng của “Thượng Đế” cuối cùng mới chính là điều kiện đủ, để họ tin tưởng và trung thành với dịch vụ trong thời gian dài.
Nếu như các sàn TMĐT hay người kinh doanh trực tuyến có khả năng can thiệp sâu vào hầu hết các mắt xích trong hành trình mua sắm thì các đơn vị chuyển phát nhanh lại chỉ có thể “gặp gỡ” người dùng ở khâu nhận hàng. Có thể nói, đánh giá của khách hàng cuối vào khoảnh khắc hàng hóa trao tay mang ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp giao nhận. Chính vì vậy mà các bên vận chuyển, điển hình như J&T Express, đầu tư vô cùng nghiêm túc và bài bản vào việc nâng cao chất lượng giao hàng từ những chi tiết nhỏ nhất.
Thấu hiểu vấn đề này, J&T Express - đơn vị có tầm nhìn và tiềm lực tài chính mạnh mẽ đã lựa chọn đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng tối đa nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Điển hình, J&T Express đa dạng hóa dịch vụ thành 5 loại hình bao gồm: Chuyển phát tiêu chuẩn hay chuyển phát nhanh dành cho người dùng quan tâm tới mức phí cạnh tranh, J&T Super dành cho nhu cầu giao hàng bảo mật, J&T Fresh dành riêng cho hàng nông sản, đồ tươi sống và J&T International giúp giao hàng tới hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Không dừng lại ở đó, J&T Express tự tin là thương hiệu đầu tiên trong ngành vận hành 365 ngày không nghỉ, phục vụ nhu cầu vận chuyển của người dùng mọi lúc, mọi nơi. J&T Express là thương hiệu chuyển phát nhanh đầu tiên tại Việt Nam công bố xử lý đền bù trong vòng 3 ngày đối với dịch vụ J&T Express, và xử lý đền bù trong vòng 1 ngày đối với dịch vụ J&T Super.
Để tiếp tục tối ưu hoá trải nghiệm của người tiêu dùng, J&T Express đã chủ động đầu tư vào công nghệ hiện đại để tối ưu quy trình vận hành. Hệ thống 36 trung tâm trung chuyển của J&T Express đều áp dụng hệ thống phân loại thông minh DWS và hệ thống chuyển hướng băng tải cắt ngang (cross-belt). Nhờ vào những công nghệ tiên tiến này, J&T Express có thể xử lý lên đến 3.660.000 kiện hàng mỗi ngày với độ chính xác lên tới 99%.
Bên cạnh các trung tâm trung chuyển, việc phủ sóng bưu cục khắp 63 tỉnh thành trên cả nước cũng là một bước đi mang tính chiến lược mà không có nhiều đơn vị chuyển phát có khả năng triển khai như J&T Express. Trong hơn 4 năm hoạt động tại Việt Nam, J&T Express đã xây dựng được 1,900 bưu cục với mô hình “nhượng quyền thương hiệu”, 850 xe tải cùng 19,000 nhân viên, cộng tác viên được đào tạo bài bản, chuyên sâu. Lực lượng nhân sự hùng hậu cùng cơ sở hạ tầng rộng khắp đã giúp việc giao nhận hàng hóa của J&T Express diễn ra thuận lợi, trơn tru và chuyên nghiệp hơn.
Không chỉ vậy, J&T Express còn nâng cao trải nghiệm bằng ứng dụng Track & Trace giúp người dùng dễ dàng theo dõi hành trình đơn hàng trên các thiết bị di động. Điều này giúp sự tương tác giữa khách hàng và J&T Express được liên tục và liền mạch, từ đó, việc hỗ trợ người mua có thể diễn ra kịp thời hơn.2
Với tôn chỉ luôn xem nhân viên là tài sản quý giá nhất, J&T Express đầu tư vào việc xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả, chuyên nghiệp nhưng vẫn đảm bảo sự cân bằng, thoải mái cho nhân viên. Đi cùng quan điểm “sự phát triển của mỗi cá nhân là thước đo cho sự phát triển của tập thể”, doanh nghiệp này luôn tạo mọi điều kiện để nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn, mở rộng cơ hội thăng tiến.
Ông Phan Bình - Giám đốc thương hiệu J&T Express Việt Nam chia sẻ: "Tất cả những nỗ lực cải thiện dù lớn dù nhỏ của chúng tôi đều xoay quanh một kim chỉ nam xuyên suốt: Lấy khách hàng làm trọng tâm, mang đến sự an tâm khi giao nhận hàng hóa cho cả người bán lẫn người mua. Chúng tôi hiểu rằng, người dùng có thể bị thu hút ban đầu bởi cước vận chuyển giảm giá, nhưng thứ níu chân họ ở lại sử dụng dịch vụ trong thời gian dài vẫn là chất lượng. Đó chính là lý do J&T Express tự tin phát triển bền vững bằng chất lượng, ngay cả khi thị trường cạnh tranh gay gắt nhất.”.
DN chuyển phát nhanh và sự thay đổi của cán cân vai trò trong nền kinh tế số
Submitted by nlphuong on Wed, 13/07/2022 - 18:58Vài năm trước đây, hầu hết doanh nghiệp (DN), người kinh doanh chỉ xem “chuyển phát nhanh” là một phương thức hỗ trợ vận chuyển trong kinh doanh. Song, sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế số - cụ thể là kinh doanh trực tuyến đã khiến góc nhìn này thay đổi, đưa cán cân về thế cân bằng hơn.
Theo sách Trắng Thương mại điện tử (TMĐT) 2021, Việt Nam có số lượng người mua sắm trên các nền tảng TMĐT cao nhất trong khu vực Đông Nam Á với khoảng 49,3 triệu người.Nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng mạnh dẫn đến việc lượng hàng vận chuyển qua các nền tảng TMĐT cũng tăng theo, kéo theo vai trò ngày một quan trọng của ngành logistics nói chung và chuyển phát nhanh (CPN) nói riêng. Theo đó, kế hoạch hành động của Chính phủ cũng đặt mục tiêu ngành logistics sẽ đóng góp 5-6% vào GDP với tốc độ tăng trưởng đạt 15-20% tính tới năm 2025.
Các DN CPN ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với DN và người kinh doanh trực tuyến, là mắt xích cuối trong chuỗi cung ứng hàng hóa tới tay khách hàng, tạo tác động trực tiếp tới hình ảnh, uy tín của thương hiệu. Nhận thức được điều đó, các DN CPN đang dần thoát khỏi thế “bị động” trước kia, mạnh dạn lên tiếng, thể hiện vai trò của mình trong nền kinh tế số. Giờ đây, các DNchuyển phát không đơn thuần là đơn vị vận chuyển hàng hóa từ người bán đến tay người mua như trước, mà còn chủ động nắm bắt xu hướng, nhu cầu của khách hàng, đưa ra lời khuyên và hướng dẫn cho người bán.
Mới đây một trong những DN chuyển phát nhanh đầu ngành là J&T Express đã phối hợp cùng báo Dân Trí thực hiện chuỗi tọa đàm trực tuyến “Chỉ Dẫn Đỏ” với 04 chủ đề: “Chuyển phát nhanh - Thành bại của bán hàng online”, “Sáng tạo trong CPN và lợi ích cho khách hàng”, “Cầu nối từ nông trại đến bàn ăn” và “CPN tiếp sức hàng Việt xuất ngoại”.
Thông qua các tập phát sóng, J&T Express - với chuyên môn và kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực chuyển phát hàng hóa đa dạng - đã mang đến cầu nối kết nối DN các ngành nghề, lĩnh vực: từ doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá nhân, các đơn vị thu mua hỗ trợ bán các sản phẩm đặc thù, cho đến đơn vị CPN, v.v. Các tổ chức, DN nổi bật đã tham gia kết nối, chia sẻ tại chuỗi tọa đàm có thể kể đến như: Hiệp hội TMĐT Việt Nam, CPN J&T Express, nền tảng Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) AccessTrade Việt Nam, nền tảng bán hàng TikTok Shop Việt Nam, phần mềm quản lý bán hàng đa kênh UPOS, v.v.
Không chỉ hợp tác chia sẻ trong khuôn khổ tọa đàm, J&T Express cũng là một trong những DN CPN tiên phong ký kết hợp tác với các phần mềm quản lý bán hàng như Kiot Việt, Haravan, UPOS, Pancake. Qua đó, người bán không chỉ có thêm giải pháp theo dõi toàn bộ tiến trình của hàng hóa qua từng khâu: từ lúc nhập - xuất kho tới khi vận chuyển, mà còn được tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn từ hai phía đối tác.
Giải pháp cho vận chuyển hàng hoá khi bán hàng trực tuyến
Tại các buổi tọa đàm đại diện J&T Express đã chia sẻ những góc nhìn, đề xuất có giá trị giúp DN giải quyết thách thức liên quan đến vận chuyển hàng hóa khi bán hàng trực tuyến.
Trong tập tọa đàm đầu tiên, trước bài toán nâng cao trải nghiệm, giữ chân khách hàng, ông Phan Bình - Giám đốc thương hiệu J&T Express chia sẻ: “Để giải quyết được thách thức trong nền kinh tế số, các DN/ người bán cần lưu ý tiêu chí đầu tiên khi chọn DN CPN chính là tốc độ giao hàng và chi phí. Để đảm bảo các yếu tố này, J&T Express sở hữu mạng lưới vận chuyển rộng khắp với đội ngũ shipper hơn 19.000 người, gần 2.000 bưu cục và điểm nhận hàng trải đều khắp 63 tỉnh thành.”
Đối với những bài toán vận chuyển đặc thù hơn của lĩnh vực kinh doanh trực tuyến, J&T Express cũng đề xuất bộ giải pháp dịch vụ đa dạng, chuyên sâu như dịch vụ giao hàng tươi sống J&T Fresh, hay dịch vụ giao hàng quốc tế J&T International, v.v. Cụ thể, đối với thách thức tăng cường việc bán hàng hóa nông sản trong nước tới tay người dùng cuối không qua thương lái được bàn luận trong tập 03 Chuỗi tọa đàm Chỉ dẫn Đỏ: “Cầu nối từ nông trại đến bàn ăn”, ông Phan Bình phân tích: có 02 cách để giải quyết bài toán hiện tại, một là tận dụng livestream để quảng bá sản phẩm tới đông đảo người mua hơn, hai là thông qua bên vận chuyển chuyên nghiệp để đảm bảo hàng hóa đến với người tiêu dùng một cách an toàn nhất, đảm bảo tính vẹn toàn của toàn bộ chuỗi.
Theo đó, J&T Express mang đến dịch vụ J&T Fresh hỗ trợ vận chuyển các mặt hàng nông sản, thực phẩm đã qua chế biến đến tận tay người tiêu dùng. Cùng với đó, J&T Express còn kết hợp với các nền tảng livestream bán hàng như KAIO, TPos…, đội ngũ KOC và nhiều bên hỗ trợ khác, hỗ trợ người nông dân chủ động trong việc mang sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Nhờ đó, người nông dân có thể làm chủ giá cả thay vì phải phụ thuộc vào thương lái, tránh bị đội giá lên cao.
Trong tập 4 - “CPN tiếp sức hàng Việt xuất ngoại”, ông Phan Bình - Giám đốc thương hiệu J&T Express chia sẻ: “Dịch vụ giao nhận xuyên biên giới thật sự không mới nhưng còn khá khó khăn với các DN Việt. Để hỗ trợ tốt nhất cho các DN, J&T Express – một đơn vị CPN đến từ quốc tế - đã phát triển và mang tới dịch vụ J&T International vận chuyển tới trên 200 quốc gia. Với kinh nghiệm và độ phủ này, chúng tôi tin chắc J&T Express sẽ giải quyết được bài toán vận chuyển xuyên biên giới, nhất là ở những khía cạnh chưa nhiều doanh nghiệp lường trước được như quy chuẩn đóng gói, bảo hiểm hàng hóa, chi phí phát sinh, theo dõi vận đơn, v.v.”
Khép lại chuỗi tọa đàm Chỉ dẫn đỏ, tin rằng các DN, người kinh doanh trực tuyến đã tổng hợp được những thông tin, kiến thức cần thiết từ các chuyên gia và chọn cho mình những giải pháp phù hợp để bứt phá trong thời gian tới.
Quý độc giả có thể truy cập LINK để xem lại đầy đủ 4 tập thuộc chuỗi tọa đàm Chỉ dẫn đỏ./.
Những xu hướng đang lên của ngành vận tải và logistics ảnh hưởng đến CPN ra sao?
Submitted by nlphuong on Mon, 27/06/2022 - 22:01Đi cùng sự tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực thương mại điện tử và những thay đổi về kinh tế - xã hội trong 2 năm dịch bệnh, ngành logistics cũng xuất hiện những xu hướng tuy không quá mới nhưng ngày càng trở nên mạnh mẽ.
Là chặng cuối (last mile) quan trọng trong chuỗi cung ứng, ngành chuyển phát nhanh (CPN) được tiếp cận vô số cơ hội để phát triển, đồng thời kiến tạo nhiều sự đổi mới trong mô hình kinh doanh.
Sự chênh lệch trong tăng trưởng giữa các quốc gia mở ra cơ hội lớn cho ngành chuyển phát nhanh
Nổi bật trong vài năm gần đây là sự phổ biến của khái niệm “một thế giới hai tốc độ” (two-speed world). Đây là thuật ngữ chỉ tình trạng tăng trưởng không đồng đều giữa các nhóm quốc gia. Cụ thể, các nước phát triển có tốc độ tăng trưởng chậm trong khi các nước đang phát triển lại có mức tăng trưởng cao hơn.
Theo dự đoán, sự tăng trưởng nhanh chóng của các nền kinh tế mới nổi sẽ tiếp tục tăng dòng chảy thương mại trong và giữa châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh. Mức tiêu thụ tại các nền kinh tế đang phát triển tăng cao sẽ kéo theo sự cải thiện đáng kể của nền sản xuất. Nhờ đó, các mắt xích trong ngành logistics cũng được hưởng lợi từ sự gia tăng số lượng hàng hóa vận chuyển.
Theo dự báo của nhiều tổ chức uy tín trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi trở lại cao ở mức 6 - 6,5% vào năm 2022.1 Đây chính là lý do các nước đang phát triển như Việt Nam trở thành mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp chuyển phát nhanh mở rộng quy mô hoạt động. Đơn cử như J&T Express (Global) đã mở rộng xây dựng mạng lưới tại Việt Nam, cũng như các quốc gia đang phát triển khác như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, v.v.
Mua sắm trực tuyến đã, đang và vẫn sẽ nở rộ kích thích cung-cầu hỗ trợ nền kinh tế hậu đại dịch
Đô thị hóa cũng là một xu hướng tạo ra nhiều ảnh hưởng đến ngành chuyển phát nhanh. Làn sóng di cư quy mô lớn từ nông thôn ra các đô thị lớn đã trở lại sau thời kỳ dịch bệnh. Vào tháng 02/2022, tỉ lệ lao động trong khu chế xuất, khu công nghiệp quay lại làm việc ở Hồ Chí Minh đạt 96%, tương đương 1,9 triệu người.2 Điều này khiến các thành phố lớn ngày càng mở rộng và phát triển, từ đó tạo ra nhu cầu đa dạng hơn từ cư dân sinh sống.
Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử "bùng nổ" không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở nông thôn. Thói quen mua sắm trực tuyến được phát triển mạnh mẽ trong tâm điểm COVID-19 và được duy trì khá bền vững ngay cả sau dịch. Sự thay đổi mạnh mẽ trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng, chuyển dịch từ mua sắm trực tiếp sang trực tuyến, đã mang đến cho ngành chuyển phát nhanh nhiều cơ hội phát triển.
Nhận thức nâng cao của người tiêu dùng thúc đẩy xu hướng vận tải “xanh" trong chuyển phát nhanh
Hệ thống giao thông hiện tại đã kéo thêm một số trở ngại trong khâu cuối vận chuyển như trình trạng khí tăng thải nhà kính, suy thoái môi trường và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề phát triển bền vững đang dần được nâng cao và điều này lý giải vì sao xu hướng vận tải “xanh” được dự báo sẽ ngày càng phát triển tại Việt Nam trong vài năm tới. Các quy định nghiêm ngặt, trở ngại về nguồn lực cũng đặt lên vai các công ty logistics trọng trách tìm ra giải pháp để giảm tiêu thụ năng lượng và trở nên "xanh" hơn trong mắt người tiêu dùng.3
Chuyển đổi trong hành vi mua sắm - điều kiện tạo nên sự bứt phá trong ngành chuyển phát nhanh
Tình trạng tắc nghẽn do cơ sở hạ tầng giao thông không đảm bảo cũng là một thách thức mà các doanh nghiệp logistics cần phải tìm phương án giải quyết. Đặc biệt đối với các đơn vị chuyển phát nhanh - người đóng vai trò hoàn thiện quy trình mua sắm, vấn đề này khiến thời gian chuyển hàng đến tay người mua bị kéo dài ngoài dự kiến. Các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng không thể khắc phục trong ngắn hạn, nên các đơn vị chuyển phát nhanh phải nhanh nhạy tìm cách rút ngắn tối đa thời gian xử lý đơn hàng. Tiêu biểu, J&T Express đã đẩy mạnh đầu tư vào xây dựng trung tâm trung chuyển, áp dụng công nghệ hiện đại nhằm đẩy nhanh tốc độ và tăng cường độ chính xác khi xử lý các đơn hàng.
Mới đây, trung tâm mới trung chuyển mới tại Củ Chi, được đánh giá là hiện đại bậc nhất tại Việt Nam nhờ áp dụng máy móc công nghệ thông minh. Đơn cử, hệ thống phân loại tự động DWS, hệ thống ma trận phân loại hàng hóa tự động, hệ thống chuyển hướng băng tải cắt ngang (Cross-belt) 2 tầng, camera thang xám, cảm biến tự động hàng dừng khi báo đầy, v.v. trung tâm trung chuyển tại Củ Chi có khả năng phân loại tới 2 triệu kiện hàng với độ chính xác lên đến 99%.
Doanh nghiệp chuyển phát nhanh nỗ lực giải quyết bài toán khó trong ngành
Cùng với hệ thống 36 trung tâm trung chuyển hiện đại, mô hình nhượng quyền bưu cục chuyển phát nhanh cũng là một sáng kiến quan trọng để xử lý vấn đề tắc nghẽn cơ sở hạ tầng đã được J&T Express áp dụng. Việc nhân rộng hệ thống bưu cục ở nhiều điểm trên cả nước, giúp người gửi có thể thuận tiện đi đến các bưu cục ở gần nơi mình sinh sống nhất. Các shipper cũng vì thế tiết kiệm thời gian lấy hàng hơn trước.
Nhờ mô hình này, J&T Express trở thành doanh nghiệp sở hữu lượng bưu cục lớn bậc nhất trên thị trường với 1,900 bưu cục và điểm nhận hàng tại khắp 63 tỉnh thành. Không chỉ vậy, đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản ở các bưu cục nhượng quyền sẽ đảm bảo việc xử lý hàng hóa vẹn nguyên, đến tay người nhận một cách nhanh chóng và chuẩn xác.
Ông Phan Bình - Giám đốc Thương hiệu J&T Express Việt Nam chia sẻ: “Xu hướng có thể tồn tại trong ngắn hạn hay dài hạn, bởi vậy J&T Express tin tưởng rằng bài toán phát triển bền vững của một doanh nghiệp cần đi từ gốc rễ vấn đề là nâng cao chất lượng dịch vụ. Đó chính là lý do vì sao chúng tôi đầu tư một cách bài bản cho các trung tâm trung chuyển và ứng dụng công nghệ vào hệ thống quy trình xử lý, vận hành”.
Ngoài ra, thấu hiểu rằng nhu cầu của người dùng trên thị trường luôn luôn thay đổi, ông Bình cho biết J&T Express cũng liên tục đưa ra các giải pháp sáng tạo, cũng như dịch vụ mới đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. “Những nỗ lực kể trên đã và đang đưa J&T Express trở thành người bạn đồng hành của nhiều khách hàng, giúp họ phát triển công việc kinh doanh trực tuyến - “Express Online Business” đúng như tôn chỉ của chúng tôi”.
[2]https://tuoitre.vn/tp-hcm-96-lao-dong-tro-lai-lam-viec-sau-tet-20220210181640749.htm
[3] https://thanhnien.vn/giao-thong-van-tai-la-thu-pham-gay-o-nhiem-khong-khi-tu-vong-som-post1391313.html#:~:text=PGS%20%2D%20TS%20Nguy%E1%BB%85n%20V%C4%83n%20S%C6%A1n,t%E1%BB%9Bi%20s%E1%BB%A9c%20kho%E1%BA%BB%20c%E1%BB%99ng%20%C4%91%E1%BB%93ng.
DN vận chuyển quốc tế chung tay cùng nông dân hiện thực hóa mô hình “từ nông trại đến bàn ăn”
Submitted by nlphuong on Sun, 12/06/2022 - 16:18Tháng 6 là mùa nông sản bắt đầu vào vụ. Một số địa phương như Bắc Giang, Sơn La, Hưng Yên, Bắc Kạn… đã sẵn sàng các phương án tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Cú hích từ Covid-19 đã khiến nông sản Việt dần được phổ biến trên các nền tảng mua sắm trực tuyến. Nông dân ngoài vai trò sản xuất, đã tận dụng các kênh truyền thông sẵn có để bán được sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng, giúp dần hiện thực hóa mô hình “từ nông trại đến bàn ăn". Tuy nhiên, mô hình này có duy trì lâu dài và phát triển bền vững không, người nông dân rất cần một giải pháp toàn diện, trong đó có sự đồng hành của doanh nghiệp chuyển phát nhanh.
Đưa nông sản lên online: Nhu cầu lớn tạo ra làn sóng mới
Theo Cục TMĐT và Kinh tế số - Bộ Công Thương, từ những tháng đầu năm 2022, các Sở ban ngành liên quan tại các tỉnh thành như Bắc Giang, Sơn La, Hưng Yên, Bắc Kạn, Cần Thơ… đã ban hành các kế hoạch tiêu thụ về xúc tiến tiêu thụ nông sản trên TMĐT. Vai trò của Cục TMĐT và Kinh tế số là phối hợp để kết nối các tỉnh thành với các sàn TMĐT lớn tại Việt Nam. Ngoài những nỗ lực kết nối của chính quyền địa phương, các cá nhân như nhà vườn, chủ trang trại…cũng tự thân vận động "chào hàng trực tuyến”, hoà cùng dòng chảy chung.
Một trường hợp điển hình cho sự nhanh nhạy, nắm bắt xu hướng thị trường là anh Đỗ Minh Thịnh – chủ nông trại Vitamin (Đà Lạt), khách mời trong số phát sóng thứ 3 thuộc chuỗi tọa đàm “Chỉ Dẫn Đỏ” do thương hiệu chuyển phát nhanh J&T Express tổ chức, với chủ đề “Cầu nối từ nông trại đến bàn ăn”.
Thời gian vừa qua, Đỗ Minh Thịnh đã gặt hái được kết quả bất ngờ khi chinh phục thành công giống dâu Bạch Tuyết, một giống dâu được đánh giá là hiếm và khó trồng nhất ở ngoài trời. Là người trẻ làm nông nghiệp bằng mô hình hiện đại, Đỗ Minh Thịnh cho biết ngoài việc nghiên cứu phát triển các loại nông sản hữu cơ, anh còn chủ động trong việc đảm bảo đầu ra bằng cách quảng bá, bán sản phẩm trên mạng xã hội và kết hợp với đơn vị vận chuyển để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Nỗ lực của các bên liên quan trong việc hỗ trợ người nông dân kết nối các kênh bán hàng trực tuyến.
Hiện nay, các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, hợp tác xã địa phương không còn xa lạ với hình thức kinh doanh trực tuyến, tuy nhiên còn nhỏ lẻ và phát sinh nhiều hạn chế, trong việc ứng dụng công nghệ vào các khâu như vận hành, logistics.
Là một doanh nghiệp (DN) chuyển phát nhanh hiện đại vừa ra mắt trung tâm trung chuyển lớn nhất tại Việt Nam, J&T Express chứng tỏ sự thích ứng nhanh nhạy của mình với nhu cầu thị trường, theo tiêu chí: Ở đâu khó có J&T Express. DN này đã kịp thời đề xuất giải pháp trong mùa Covid-19 với dịch vụ J&T Fresh - mô hình vận chuyển dành riêng cho sản phẩm nông sản và hàng tươi sống.
Đặc biệt, J&T Express đã đồng hành cùng người nông dân Bắc Giang trong việc hướng dẫn trực tiếp cách livestream vải thiều trên mạng xã hội, hỗ trợ thu hái na bở cho người dân xã Liên Khê, góp phần tiêu thụ bưởi và sầu riêng cho các nhà vườn Nha Trang.
Những nỗ lực trong việc hỗ trợ nông sản Việt của J&T Express đã tạo thuận tiện cho bà con nông dân tìm hướng giải quyết đầu ra cho nông sản. Bên cạnh đó, J&T Express còn hỗ trợ tiêu thụ, thu hoạch, và đóng gói hàng hóa theo chuẩn quy định để đảm bảo chất lượng vận chuyển đến tay người tiêu dùng. Nhờ vào đó, các hộ nông dân có thể làm chủ giá cả mà không cần thông qua bất cứ đơn vị nào khác.
Sự kết nối - chìa khoá hiện thực hoá mô hình nông nghiệp hiện đại
Sự đổi mới liên tục đã tạo tiền đề cho mô hình quản trị nông nghiệp mới mang tên 3F: Feed – Farm – Food (từ trang trại đến bàn ăn), với mục tiêu cốt lõi tạo ra sản phẩm nông sản chất lượng và vận chuyển đến tay người tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo độ tươi ngon như khi còn ở trang trại. Song mô hình vẫn tồn tại những thách thức như kết nối từ cung đến cầu lỏng lẻo với sự nhập cuộc của cả người nông dân, các kênh thương mại điện tử và đơn vị vận chuyển, nhằm tạo nên sự liên kết bền vững giúp hiện thực hóa mô hình 3F.
Với nỗ lực trong việc tìm kiếm giải pháp đồng bộ cho việc bán hàng, chốt đơn và vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng, ông Phan Bình – Giám đốc Thương hiệu J&T Express nhận định rằng “Với xu thế trực tuyến mạnh mẽ như hiện nay, doanh nghiệp chuyển phát nhanh, sàn thương mại điện tử, người nông dân hay KOC (người tiêu dùng chủ chốt) đều giữ một vị trí cân bằng. Các doanh nghiệp phải cùng nhau đề xuất giải pháp toàn diện, chỉ dẫn cho người nông dân từ điểm A đến điểm B để việc giao thương của người bán trở nên thuận lợi hơn, tránh tình trạng phụ thuộc hoàn toàn vào một đơn vị.”.
J&T Express hỗ trợ làm trung gian giữa người nông dân, người tiêu dùng và sàn TMĐT, và cả nền tảng bán hàng đa kênh và chốt đơn livestream. Ông Lâm Thế Khải - Giám đốc Sản phẩm UPOS chia sẻ “Phần mềm UPOS có mối liên kết chặt chẽ với các sàn thương mại điện tử, với các tính năng đa dạng về quản lý sản phẩm, đơn hàng và hàng tồn kho, người bán có thể dễ dàng quản lý hàng hóa, giám sát vận chuyển và thông tin khách hàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Điều này giúp tăng khả năng bán hàng thành công của họ.”.
Bên cạnh sự linh hoạt của J&T Express trong việc đề xuất giải pháp dựa vào nhu cầu đa dạng của khách hàng, phần mềm UPOS góp phần hỗ trợ người nông dân giải quyết các nhu cầu về doanh thu, thắc mắc về công nghệ và giúp họ tập trung vào thế mạnh - sản xuất nông sản. Các bên cùng nhau phối hợp nhịp nhàng để mang lại trải nghiệm tối ưu nhất cho người tiêu dùng cho đến khâu vận chuyển cuối cùng.
Tin rằng với những chiến lược phát triển lấy người tiêu dùng làm trung tâm, J&T Express cùng các đối tác có thể chung tay góp phần nâng tầm nông sản Việt, đồng thời hứa hẹn sẽ đưa nền nông nghiệp nước nhà lên một tầm cao mới, hoà chung với xu thế phát triển của thế giới.
ND
One-Stop-shop trong chuyển phát nhanh
Submitted by nlphuong on Sun, 29/05/2022 - 15:40Sự hợp lực giữa các đơn vị trong ngành vốn là quy luật phát triển của nhiều ngành nghề. Đối với ngành chuyển phát nhanh, (CPN) quy luật này càng trở nên tất yếu hơn trong bối cảnh thị trường phát triển mạnh mẽ.
One-Stop Shop (tạm dịch: Một điểm đến cho mọi nhu cầu) là mô hình cung cấp hàng loạt sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng trong cùng một điểm đến duy nhất. Thực tế, mô hình này đã xuất hiện trên thế giới vào năm 1916(1), và cũng đã phổ biến ở Việt Nam dưới bóng dáng của khu phức hợp mua sắm, ăn uống, làm đẹp, siêu thị,… trong các đại trung tâm thương mại như Vincom, Takashimaya, Aeon Mall, Lotte Mart, Crescent Mall, v.v.
Ngày nay, khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng trở nên đa dạng hơn, mô hình One-Stop Shop dần trở thành xu hướng phổ biến. Là mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng, ngành CPN hiển nhiên cũng không nằm ngoài làn sóng thay đổi đó.
Trong tập đầu tiên của chuỗi tọa đàm “Chỉ dẫn đỏ” với chủ đề “CPN - Thành bại của bán hàng online” trên báo Dân Trí mới đây, ông Đỗ Hữu Hưng, Tổng giám đốc AccessTrade cho biết, dưới góc nhìn của các đơn vị CNP như J&T Express, thay vì hoạt động riêng lẻ, các doanh nghiệp (DN) nên “bắt tay” cung cấp cho người dùng một giải pháp tối ưu, tương tự mô hình One-Stop Shop.
Cụ thể, với mô hình này, các DN sẽ cùng hợp tác đề xuất “bộ giải pháp trọn gói” mang đến sản phẩm, dịch vụ tích hợp, đa tiện ích: từ đơn vị vận chuyển, đơn vị thanh toán đến đơn vị hỗ trợ bán hàng. Trong bối cảnh chuyển đổi số (CĐS) đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc này không chỉ mang tới ưu thế cạnh tranh cho bản thân DN, mà còn tạo trải nghiệm khách hàng liền mạch, góp phần tăng uy tín cho doanh nghiệp.
Khách hàng luôn là người được hưởng lợi từ sự cộng hưởng của những thương vụ hợp tác
Trước đây, mô hình CPN chỉ gói gọn trong định nghĩa về giao - nhận hàng hóa, ít có các quan hệ liên kết hợp tác với bên thứ ba. Tuy nhiên hiện nay, nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng một cách trọn vẹn, nhiều đơn vị CPN - tiêu biểu như J&T Express đã tăng cường hợp tác với các đối tác thứ 3 theo mô hình One-Stop-Shop mang tới giải pháp tích hợp.
Nổi bật trong số đó phải kể đến việc ký kết hợp tác giữa J&T Express với các phần mềm quản lý bán hàng, các sàn thương mại, các ứng dụng bán hàng online, các cổng thanh toán. Việc liên kết giữa J&T Express và các phần mềm bán hàng như Pancake, Upos, Haravan, Kiot Việt,.., người bán hàng trực tuyến sẽ được hưởng lợi trực tiếp khi có thể theo dõi toàn bộ tiến trình vận chuyển và chất lượng hàng hóa qua từng khâu, kiểm soát luồng hàng xuất nhập khỏi kho, đồng thời nhận hàng loạt ưu đãi vận chuyển từ J&T Express.
Ví dụ như việc J&T Express hợp tác với UPOS không chỉ khách hàng của UPOS nhận được lượng lớn voucher ưu đãi giao hàng từ J&T Express, mà hệ sinh thái hiện hữu của J&T Express cũng có cơ hội tiếp cận một phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả. Mới đây, nhân dịp sinh nhật lần thứ 3 của UPOS, J&T Express cũng đã tặng ngay cho hàng đăng ký trên UPOS gói ưu đãi trị giá 1.000.000 đồng được quy đổi thành 500 mã giảm giá vận chuyển J&T Express.
Đặc biệt, thời gian dịch bệnh vừa qua, mô hình này đã chứng minh hiệu quả khi góp phần hỗ trợ các DN nông sản Việt. Cụ thể, UPOS hỗ trợ bà con đưa các mặt hàng nông sản lên mạng xã hội, kinh doanh và quản lý chốt đơn qua các buổi livestream. Trong khi đó, J&T Express tập trung tăng cường và mở rộng các loại hình dịch vụ vận chuyển, nâng cấp hệ thống, xử lý các đơn hàng và phương thức giao hàng để đáp ứng nhu cầu vận chuyển của người dân, rút ngắn khoảng cách giữa nhà nông và người mua.
Ngoài ra, không thể không nhắc đến thương vụ bắt tay giữa J&T Express với nền tảng công nghệ Haravan - giải pháp bán hàng đa kênh cho các đơn vị kinh doanh trực tuyến. Sự hợp tác này cũng mang đến cơ hội kinh doanh rộng mở cho các đơn vị bán hàng trên cả 2 nền tảng, đặc biệt là các doanh nghiệp “chân ướt chân ráo” với mảng kinh doanh trực tuyến.
Đơn cử, từ ngày 10/03 – 10/04/2022, khách hàng J&T Express sử dụng dịch vụ của Haravan lần đầu tiên sẽ được nhận ngay 3 tháng miễn phí sử dụng Harasocial - Giải pháp bán hàng trên mạng xã hội. Đồng thời, khách hàng Haravan cũng được hưởng ưu đãi đồng giá 18.000 - 25.000 đồng lần đầu sử dụng dịch vụ vận chuyển của J&T Express qua giải pháp Haravan Ship.
Ngoài việc hợp tác các nền tảng, ứng dụng công nghệ, hiện J&T Express cũng là đối tác của các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước cũng đã mở ra các cơ hội mở rộng kênh bán cho các chủ shop, cũng như tiện ích cho người mua có thể tiếp cận sản phẩm dịch vụ với nhiều điểm chạm khác nhau.
Có thể thấy việc mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị thứ ba là bàn đạp để DN tiếp cận với nhiều nguồn lực và khách hàng hơn, gia tăng giá trị cho các bên tham gia trong hệ sinh thái. Qua đó, DN sẽ có cơ sở trao đổi lượng lớn dữ liệu, phân tích chuyên sâu để kiến tạo nên những giá trị và trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Khi công nghệ là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp chuyển phát nhanh
Submitted by nlphuong on Sat, 14/05/2022 - 17:05Theo số liệu, toàn ngành logistics hiện chiếm khoảng 12% GDP toàn cầu, tương đương với 9.600 tỷ USD. Tuy nhiên, công nghệ logistics lại chỉ chiếm khiêm tốn khoảng 17,4 tỷ USD, bằng 1/7 so với thị trường công nghệ marketing (MarTech) phục vụ cho thị trường thương mại điện tử (TMĐT) [1].
Số hiếm doanh nghiệp (DN) logistics chú trọng đầu tư về công nghệ nhanh chóng tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường nhờ việc mang lại trải nghiệm mua sắm thuận tiện, giảm thời gian chờ đợi và tiết kiệm chi phí cho tất cả các bên.
Một vài năm trước, việc tiếp nhận đơn hàng, đóng gói, phân loại hàng hóa và gửi đi được làm theo phương thức thủ công. Tuy vậy, đến những giai đoạn cao điểm như Mega Sales 11.11, 12.12 trên các sàn TMĐT, hay đợt bùng nổ mua sắm trực tuyến trong giai đoạn giãn cách thì mô hình quen thuộc này bắt đầu bộc lộ rõ nhược điểm.
Câu chuyện hàng hóa bị ách tắc tại kho hàng chục ngày dẫn đến hỏng hóc, vỡ đập từng khiến nhiều người mua và người bán lâm vào cảnh “méo mặt”. Chưa kể khi thị trường càng phát triển, số lượng hàng hoá ngày càng nhiều, việc mất mát hay thất lạc, nhầm lẫn rất dễ xảy ra nếu không có các giải pháp tối ưu.
Nhằm đón đầu nhu cầu tăng cao của thị trường và nâng tầm trải nghiệm mua sắm của khách hàng, một số ít DN chuyển phát nhanh đã chủ động đầu tư công nghệ vào hệ thống trung tâm trung chuyển hiện đại từ rất sớm. Tiêu biểu, tại hệ thống 36 trung tâm trung chuyển và trung tâm thứ 37 sắp hoàn thiện, J&T Express đều áp dụng các công nghệ hiện đại như hệ thống phân loại thông minh DWS, quy trình xử lý tự động theo quy chuẩn smart logistics và hệ thống băng chuyền ma trận tự động.
Trên hành trình giao hàng, công nghệ cũng giúp rút ngắn thời gian di chuyển cho shipper và tiết kiệm chi phí vận chuyển cho người mua. Những giải pháp về AI (trí thông minh nhân tạo) và Machine Learning (học máy) được nhiều đơn vị vận chuyển áp dụng nhằm thiết lập nên những cung đường tối ưu và ngắn nhất, giúp shipper nhanh chóng giao hàng tới tay người nhận ở nhiều điểm khác nhau.
Về phía người bán, trước đây khi đặt dịch vụ giao hàng, họ chỉ có thể ngồi chờ, không thể biết đơn hàng đã giao đến tận tay khách hay có vấn đề gì phát sinh giữa chừng. Nay, vấn đề này có thể được giải quyết nhờ những công nghệ mới, như tính năng Track and Trace của J&T Express giúp người bán có thể dễ dàng lên đơn hàng, xác định được số lượng vận đơn và tính toán chi phí vận chuyển trực tiếp. Ngoài ra, công nghệ này còn cho phép thay đổi điểm nhận hàng, tạo sự thuận tiện cho người nhận và người bán.
Về phía DN chuyển phát, việc đầu tư công nghệ sẽ giúp DN đáp ứng nhu cầu vận chuyển tăng cao trong làn sóng mua sắm trực tuyến ngày càng mạnh mẽ. Còn đối với người mua và người bán, việc tối ưu hóa quy trình xử lý đơn hàng sẽ giúp các món hàng đến tay khách hàng đúng hẹn và vẹn nguyên, giảm thiểu những tình huống không mong muốn như giao sai địa chỉ, méo vỡ, hỏng hóc hàng hóa v.v. Khi có thể tự tin mua sắm và hài lòng với trải nghiệm giao nhận, khách hàng có thể quay lại mua sắm lần sau, từ đó giúp nhà bán hàng trực tuyến tăng trưởng doanh thu bền vững.
Áp dụng công nghệ vào từng mắt xích trong quy trình quản lý, vận hành, đơn vị vận chuyển đã giải quyết được những nỗi lo lớn cho người bán lẫn người mua trên hành trình mua bán trực tuyến. Đồng thời, điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn, giúp DN logistics bứt phá trên thị trường.
Ông Phan Bình - Giám đốc Thương hiệu J&T Express tại Việt Nam chia sẻ: “Trong thời gian tới, J&T Express sẽ tiếp tục những nỗ lực trong việc thấu hiểu địa phương, cho ra đời những sáng kiến lấy khách hàng làm trọng tâm để phát triển dịch vụ, đồng thời, áp dụng công nghệ vào khâu quản lý, lưu thông hàng hóa nhằm tăng cường năng lực vận chuyển. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng ưu tiên việc đào tạo nhân lực có kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cao về công nghệ thông tin để có thể phục vụ nhu cầu tăng cao của thị trường và hoàn thiện trải nghiệm dịch vụ của khách hàng một cách tốt nhất.”
Mô hình nhượng quyền bưu cục: Giải pháp “ăn chắc mặc bền” cho start-up Việt hậu Covid-19
Submitted by nlphuong on Sat, 30/04/2022 - 16:52Tại Việt Nam, số liệu từ các bộ phận hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp cho thấy khoảng 80% startup không tồn tại quá hai năm. Đáng chú ý, chỉ 3% start-up đạt tới thành công thực tế(1).
Bài toán sinh tồn trong giới kinh doanh vốn đã khắc nghiệt, trong giai đoạn COVID-19, các start-up lại càng thêm khó khăn hơn. ¾ start-up tại phần lớn các quốc gia phải tạm dừng và không có cơ hội huy động thêm vốn đầu tư trong ngắn hạn(2).
Để tìm giải pháp cho vấn đề, nhiều nhà đầu tư đã tận dụng tiềm năng và giải pháp đến từ các “ông lớn” trong ngành chuyển phát nhanh, tiêu biểu như J&T Express, thông qua mô hình nhượng quyền bưu cục trong thời đại COVID-19.
Để trở thành số ít cái tên trụ vững trên thị trường thời Covid-19, nhiều nhà đầu tư đã tìm đến những thương hiệu lớn để hợp tác. Đơn cử, với mô hình nhượng quyền thương hiệu bưu cục, các start-up có thể tận dụng những lợi thế có sẵn để khởi nghiệp từ giai đoạn đầu non trẻ cho đến khi ổn định và phát triển trong tương lai.
Các start-up trong giai đoạn “khởi động” chỉ cần bám theo lộ trình bài bản đã được vạch ra của công ty mẹ thay vì tự mày mò tự tìm đường. Với J&T Express, đơn vị nhận nhượng quyền sẽ thừa hưởng uy tín từ kỳ lân đứng vị trí số 2 thế giới trong lĩnh vực vận chuyển, theo báo cáo được công bố cuối tháng 12/2021 về danh sách các công ty kỳ lân lớn nhất thế giới bởi CB Insights. Đặc biệt, các chủ đầu tư cũng sẽ tiếp nhận tệp khách hàng có sẵn cũng như nhận sự hỗ trợ 24/7 từ J&T Express.
Thừa hưởng lợi ích từ thương hiệu uy tín và có sức ảnh hưởng lớn trong thị trường chuyển phát nhanh, đơn vị nhận nhượng quyền còn có thể tiết kiệm chi phí cho các hoạt động marketing truyền thông. Điều này góp phần giảm bớt chi phí không tên, hạn chế rủi ro, tăng thành công cho chủ đầu tư trong giai đoạn đầu dễ bị “lung lay” nhất.
Mô hình nhượng quyền bưu cục tiếp tục chứng minh tính hiệu quả về tiềm năng sinh lời, tốc độ thu hồi vốn nhanh chóng khi các start-up đi vào giai đoạn hoạt động ổn định. Nhiều chủ start-up như anh Đỗ Trung Tuấn - Chủ bưu cục J&T Express tại Huyện Mỹ Đức - TP. Hà Nội đã ghi nhận tình trạng hoàn vốn chỉ sau 8-9 tháng đi vào hoạt động. Tương tự, anh Đỗ Ngọc Minh - Chủ bưu cục J&T Express tại tỉnh Tây Ninh dự kiến nếu duy trì mức doanh thu của 2 tháng đầu kinh doanh nhượng quyền liên tục trong 6 tháng sẽ có cơ hội hoàn được số vốn ban đầu. Với sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực kinh doanh trực tuyến và nhu cầu giao nhận hàng hóa ngày càng tăng cao, mô hình nhượng quyền thương hiệu của J&T Express được dự đoán là sẽ tiếp tục.
Theo lý giải của đại diện J&T Express, hệ sinh thái 5 dịch vụ của đơn vị này đều được “đo ni đóng giày” cho từng nhu cầu riêng biệt, giúp khai thác tối đa các tệp khách hàng trên thị trường. Tiêu biểu, để hỗ trợ bà con nông dân tìm đầu ra cho nông sản trong giai đoạn dịch bệnh, và đáp ứng nhu cầu về thực phẩm của người dân trong giai đoạn giãn cách, J&T Express đã cho ra mắt dịch vụ vận chuyển J&T Fresh dành riêng cho sản phẩm nông sản và hàng tươi sống.
Trong khi đó, người bán hàng có nhu cầu xuất khẩu có thể lựa chọn J&T International – dịch vụ phủ sóng tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mới đây, J&T Express đã mở rộng phạm vi mạng lưới ra khu vực Trung Đông, bắt đầu với Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất. Tại thị trường trong nước, J&T Express cũng cho ra mắt J&T Super - dịch vụ hỏa tốc, bên cạnh dịch vụ chuyển phát tiêu chuẩn và chuyển phát nhanh.
Ngoài ra, khi hợp tác với các tên tuổi lớn, start-up còn có thể hưởng lợi từ hệ thống được đầu tư công nghệ tiên tiến, quy trình hiện đại hóa giúp tăng cường độ chính xác, hạn chế các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành. Các nhà đầu tư có thể tham khảo ví dụ thực tế từ J&T Express – một trong những đơn vị tiên phong áp dụng chuyển đổi số trên toàn bộ hệ thống của mình, tiêu biểu như giải pháp Track & Trace giúp theo dõi đơn hàng theo thời gian thực, nền tảng quản lý đa kênh qua website, ứng dụng di động trên iOS và Android.
Sang đến giai đoạn phát triển, các chủ đầu tư có thể cân nhắc mở thêm bưu cục thêm ở nhiều vị trí địa lý khác nhau, tận dụng mạng lưới phát triển rộng khắp sẵn có của công ty mẹ. Dẫn chứng điển hình có thể được tham khảo từ mô hình nhượng quyền bưu cục của J&T Express. Với hệ thống 36 trung tâm trung chuyển đang vận hành, hơn 25.000 nhân sự được đào tạo bài bản, hàng triệu khách hàng trên toàn quốc, J&T Express mang đến sự hỗ trợ và nguồn khách hàng ổn định cho nhà đầu tư muốn mở thêm bưu cục khác ở các tỉnh, thành trên toàn quốc.
Ông Phan Bình - Giám đốc Thương hiệu J&T Express cho biết: “Mô hình nhượng quyền bưu cục của J&T Express là sự hợp tác win-win, mang lại giá trị tăng trưởng cho cả thương hiệu nhượng quyền cũng như các start-up trên thị trường. Chúng tôi tin tưởng rằng, với những điểm cộng không thể chối cãi, làn sóng đầu tư theo mô hình nhượng quyền bưu cục sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Điều này cũng sẽ góp phần đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa của nền kinh tế số, trong bối cảnh ngành TMĐT tại Việt Nam tăng trưởng “vũ bão” tới 24 lần chỉ trong vòng 6 năm qua.”(3)
Dịp lễ 30/4 – 1/5 năm nay kéo dài trong 4 ngày, nhằm đáp ứng nhu cầu giao nhận hàng hóa tăng cao, đồng hành cùng các chủ shop bán hàng online trong giai đoạn cao điểm, đảm bảo thông suốt mọi hoạt động kinh doanh, ông Bình cho biết J&T Express vẫn hoạt động xuyên dịp lễ này.
Cụ thể, các bưu cục và điểm tiếp nhận hàng hoá vẫn nhận hàng theo khung giờ bình thường, đội ngũ shipper của hãng vẫn nhận và giao hàng trong suốt những ngày lễ. Về lịch chuyển tiền thu hộ, J&T Express chuyển khoản COD cho khách hàng theo lịch làm việc của ngân hàng và sẽ đảm bảo các khoản thanh toán được diễn ra đúng hẹn, phù hợp với hoạt động kinh doanh của tất cả mọi người. Ngoài ra, hotline vẫn hoạt động trong thời gian nghỉ lễ, đảm bảo giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ tốt nhất tới khách hàng.
Là đơn vị cung cấp dịch vụ giao hàng chuyển phát nhanh tiên phong hoạt động 365 ngày không nghỉ, J&T Express đã lên kế hoạch sắp xếp các nguồn lực sẵn sàng phục vụ nhu cầu mua sắm tăng cao và giúp đảm bảo lưu thông hàng hoá thông suốt."
Tham khảo:
(1)https://vietnamnet.vn/hoanh-trang-roi-pha-san-ong-chu-tre-am-tham-bien-mat-663925.html
(3)https://vnexpress.net/thuong-mai-dien-tu-viet-nam-tang-4-lan-trong-nam-2021-4418203.html
Nhượng quyền bưu cục: Xu hướng start-up đầy tiềm năng
Submitted by nlphuong on Sun, 27/03/2022 - 09:16Mô hình mô hình kinh doanh nhượng quyền bưu cục đang trở thành “làn sóng mới” cho xu hướng start-up đầy tiềm năng trong năm 2022.
Hưởng lợi từ sự phát triển thần tốc của nền kinh tế số, lĩnh vực chuyển phát nhanh (CPN) đang tạo nên một môi trường cạnh tranh sôi nổi với dư địa ngày càng lớn cho các nhà khởi nghiệp.
Trên thực tế, nhượng quyền kinh doanh (franchise) là hình thức không còn xa lạ trên quy mô toàn cầu cũng như riêng tại Việt Nam. Mô hình này đã xuất hiện tại nước ta từ trước năm 1975 thông qua một số hệ thống nhượng quyền các trạm xăng dầu của Mỹ. Đến giữa thập niên 90, xu hướng nhượng quyền kinh doanh quay lại và dần mở rộng từ năm 2007 đến năm 2018.
Trong giai đoạn này, Việt Nam đã cấp phép cho 213 thương hiệu nước ngoài thực hiện nhượng quyền tại nước ta, chủ yếu là trong các lĩnh vực F&B, bán lẻ, thời trang và giáo dục… Đến năm 2018, mô hình nhượng quyền bưu cục hay còn gọi là nhượng quyền chuyển phát nhanh xuất hiện tại Việt Nam và nổi lên như một xu hướng tăng trưởng nóng với nhiều tiềm năng. [1]
Trên mạng xã hội, những cộng đồng khởi nghiệp theo hình thức nhượng quyền bưu cục tại Việt Nam đang thu hút từ hàng ngàn đến hàng chục ngàn thành viên tham gia thảo luận sôi nổi.
So với mô hình bưu cục truyền thống trước đây, mô hình nhượng quyền thương hiệu bưu cục mang lại lợi ích song hành cho cả hai phía. Phía thương hiệu nhượng quyền có thể nhanh chóng mở rộng mạng lưới hoạt động đến nhiều tỉnh, thành. Ngược lại, nhà đầu tư bưu cục có thể tận dụng sẵn hệ thống chuyên nghiệp, lượng khách hàng trung thành từ thương hiệu chuyển phát nhanh uy tín.
Khác biệt lớn nhất chính là doanh nghiệp nhận nhượng quyền sẽ tận dụng được nền tảng công nghệ (website, ứng dụng…) vốn được thương hiệu nhượng quyền đầu tư bài bản, chu đáo. Từ đó, các công ty nhận nhượng quyền có thể chuyển mình mạnh mẽ và hòa nhập với nền kinh tế chia sẻ.
Anh Huỳnh Hồ Đại Nghĩa - người khởi nghiệp với mô hình nhượng quyền bưu cục của thương hiệu J&T Express - Giao hàng CPN, cho biết: “Khó khăn của người mới khởi nghiệp là vốn đầu tư ban đầu không cao. Đi theo mô hình nhượng quyền bưu cục từ thương hiệu quốc tế, bên cạnh mức đầu tư hợp lý, nhà đầu tư chúng tôi còn được hướng dẫn cụ thể và bài bản theo từng bước, nên tiết kiệm được nhiều khoản chi phí không tên cũng như công sức xây dựng quy trình ban đầu. Điều này mang lại lợi thế rất lớn so với việc tự mày mò kinh doanh từ A - Z".
Tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền là nhân tố đảm bảo chất lượng cho sản phẩm và dịch vụ, giúp giảm rủi ro và bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng. Khi sở hữu mô hình nhượng quyền bưu cục, chủ đầu tư sẽ nhận được sự hỗ trợ 24/7 cùng kế hoạch đào tạo bài bản, định hướng cụ thể từ thương hiệu. Đơn cử, với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp cùng quá trình chuyển giao mô hình nhanh gọn và minh bạch của J&T Express, những chủ đầu tư ở thành phố lớn, hay tỉnh lẻ đều có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn hình thức nhượng quyền bưu cục để khởi nghiệp.
Hơn thế nữa, nhờ được hưởng lợi từ hệ thống vận hành bài bản chuyên nghiệp có sẵn của đơn vị chuyển phát nhanh, chủ bưu cục sẽ được hạn chế tối đa rủi ro phát sinh. Mô hình nhượng quyền bưu cục còn hấp dẫn bởi chủ bưu cục sẽ được thừa hưởng uy tín cũng như "hệ sinh thái" kinh doanh rộng khắp, các dịch vụ nổi bật sẵn có của đơn vị chuyển phát nhanh.
Lấy ví dụ về J&T Express - đối tác của nhiều công ty trong lĩnh vực TMĐT. Với 36 trung tâm trung chuyển được ứng dụng các công nghệ hiện đại, J&T Express đảm bảo hàng hóa được phân loại, lưu trữ và xử lý chính xác, giúp chủ bưu cục dễ dàng kiểm soát hiệu quả số lượng lẫn chất lượng hàng hóa.
J&T Express còn sở hữu mạng lưới rộng khắp phủ sóng khắp 63 tỉnh thành với 1.900 bưu cục và điểm nhận hàng trên toàn quốc. Điều này giúp đẩy nhanh tốc độ giao hàng, cũng như phủ rộng tệp khách hàng trên phạm vi toàn quốc.
Tận dụng uy tín thương hiệu và lượng khách hàng sẵn có dồi dào từ hàng nghìn shop online trên các sàn TMĐT, các nhà đầu tư bưu cục nhượng quyền có thể mau chóng ổn định vận hành trong thời gian đầu và phát triển vững chắc về lâu dài.
Tại hội thảo “Khởi nghiệp với mô hình nhượng quyền thương mại” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) được tổ chức vào năm 2021, các chuyên gia cũng cho rằng, các DN cần quan tâm đến 5 yếu tố sau khi tìm kiếm mô hình nhượng quyền kinh doanh bền vững: thương hiệu và mô hình, nền tảng vận hành, nhân sự và đào tạo, hệ thống và chuỗi cung ứng, nền tảng công nghệ. [2]
Ông Phan Bình, Giám đốc thương hiệu J&T Express Việt Nam cho biết: “Lý do mà chúng tôi đầu tư vào lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu là để giảm thiểu những khâu trung gian không cần thiết. Chúng tôi mong muốn phủ sóng ở 63 tỉnh thành, để mọi người có thể đến các bưu cục của J&T Express một cách dễ dàng nhất.”
Tham khảo:
[1]. https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/day-manh-hoat-dong-nhuong-quyen-thuong-mai-tai-viet-nam-331112.html
http://consosukien.vn/nhuong-quyen-thuong-mai-viet-nam-thuc-trang-va-gia...
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nghien-cuu-thuc-trang-va-tiem-nang-...
[2] https://cand.com.vn/Thi-truong/Nhuong-quyen-thuong-mai-Nganh-tiem-nang-t...
Yếu tố giữ chân và thu hút nhân sự ngành chuyển phát
Submitted by nlphuong on Mon, 03/01/2022 - 17:39Theo báo cáo mới đây “Thị trường lao động trong làn sóng Covid-19 thứ 4 - năm 2021: Thực trạng và hướng đi” do Vietnamworks công bố, 87% người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19.
Đáng chú ý, có tới 51,4% người lao động cho biết sẽ chuyển việc sau khi đại dịch kết thúc.[1] Điều này tiềm ẩn nguy cơ gây xáo trộn cho thị trường lao động, đồng thời đặt các doanh nghiệp trước bài toán nhân sự đầy thách thức không dễ tìm lời giải.
Làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 với diễn biến phức tạp đã gây ra nhiều sự xáo trộn cho thị trường lao động. Theo một số ý kiến của nhân viên giao hàng công nghệ cho biết, việc đảm bảo an toàn sức khỏe là yếu tố họ quan tâm nhất trong bối cảnh dịch bệnh, đồng thời cũng mong muốn được hỗ trợ tài chính sẽ giúp họ ổn định và gắn bó với công việc.
Theo bà Kiều Thị Tiên Dung, Giám đốc Nhân sự Công ty chuyển phát nhanh J&T Express, cuối năm với diễn biến dịch bệnh khó lường ảnh hưởng ít nhiều tới nguồn nhân lực đặc biệt đối với ngành giao nhận và chuyển phát hàng hóa, cần tăng cường hoạt động mùa cuối năm.
Do vậy, J&T Express hiểu rõ tầm quan trọng của việc thu hút thêm nhân sự mới và giữ chân những người lao động hiện có. Theo bà Dung, J&T Express đã thực hiện các chính sách nhân sự đa dạng và duy trì tỉ lệ biến động nhân sự nhỏ hơn 2 con số trong thời điểm khó khăn này. Đây được đánh giá là con số mà các doanh nghiệp đều mong muốn đạt được nhằm ổn định số lượng nhân viên, phát triển công ty một cách bền vững.
Trước đó, ngay từ đầu đợt dịch thứ 4, J&T Express đã nhanh chóng đưa ra kế hoạch hành động với mục tiêu kép: “Đảm bảo an toàn, Giữ vững an tâm” cho người lao động. J&T Express đã nhanh chóng triển khai việc tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho đội ngũ hơn 25.000 người tại hơn 1.000 bưu cục khắp 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Toàn bộ nhân viên của J&T Express đều được đo thân nhiệt đều đặn 2 lần/ngày để kịp thời phát hiện các ca lây nhiễm nếu có.
Việc thành lập Tổ phòng chống Covid-19 nội bộ hướng dẫn các nhân viên chi tiết từ những thủ tục nhỏ nhất như quét mã QR khai báo y tế mỗi ngày cho đến các biện pháp chăm sóc sức khỏe tổng thể trong trường hợp bị cách ly cũng đã được đơn vị này triển khai rộng khắp trên toàn bộ hệ thống văn phòng và bưu cục cả nước. 100% nhân viên nghiêm túc thực hiện đầy đủ nguyên tắc 5K như thực hiện giao hàng không tiếp xúc, đeo khẩu trang và bao tay y tế trong quá trình khai thác, đóng gói hàng hóa.
Việc giao hàng không tiếp xúc và các biện pháp giúp khách hàng yên tâm sử dụng dịch vụ cũng được J&T tích cực triển khai. Hệ thống Track and Trace, ứng dụng giao hàng của J&T Express không chỉ giúp shipper và khách hàng theo dõi hành trình vận chuyển đơn hàng, mà còn là công cụ hiệu quả giúp truy vết hành trình một cách nhanh chóng trong trường hợp cần cung cấp thông tin chính xác tới cơ quan chức năng. “Tem bưu kiện an tâm” dán trên mỗi kiện hàng có ghi số đo thân nhiệt của shipper, hay việc shipper J&T đeo huy hiệu xác nhận “Tôi đã tiêm Vaccine Covid-19” cũng giúp nêu cao trách nhiệm và ý thức phòng, chống dịch của nhân viên, đồng thời giúp khách hàng có thể yên tâm hơn khi giao, nhận hàng.
Thu nhập bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 là yếu tố thứ hai khiến nhiều người lao động bất an. Hiểu rõ điều này, J&T Express đã nhanh chóng thành lập “Quỹ hỗ trợ J&T Care” với tổng số tiền lên tới 5 tỷ đồng, để kịp thời hỗ trợ các trường hợp người lao động và gia đình gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Tùy theo các trường hợp cụ thể, Quỹ sẽ hỗ trợ từ 2.000.000 - 5.000.000 đồng/người.
Những nỗ lực kể trên của J&T không chỉ giúp đảm bảo yếu tố an toàn sức khỏe để duy trì việc vận chuyển trong mùa dịch, mà còn giúp đội ngũ nhân sự thêm gắn bó với công ty lâu dài hơn. Tin rằng, khi yếu tố con người được đảm bảo, J&T Express sẽ có thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong trạng thái bình thường mới, và vững vàng trong tương lai trước nhiều biến cố khó dự đoán.