Dữ liệu ĐTDĐ có thể giúp ngăn chặn Ebola như thế nào?

(ICTPres) - Với ít nhất 4.500 người đã chết, các cơ quan y tế ở Tây Phi và trên toàn thế giới đang đấu tranh ngăn chặn đại dịch Ebola. Đường biên giới các quốc gia đã được đóng lại, các hành khách đi máy bay được soi chiếu, các trường học tạm đóng cửa. Nhưng một công cụ hứa hẹn cho các nhà dịch tễ học vẫn chưa được sử dụng như dữ liệu điện thoại di động (ĐTDĐ).

Khi mọi người gọi điện thoại, mạng điện thoại sẽ tạo ra thông tin dữ liệu cuộc gọi (Call Data Record - CDR) như các số điện thoại của người gọi và người nghe, thời gian gọi và nhà mạng thực hiện cuộc gọi có thể cho biết vị trí của thiết bị. Thông tin này cho phép nhà nghiên cứu tìm hiểu sâu các thành phần di động. Trên thực tế, các nhà mạng đã sử dụng dữ liệu để quyết định xây cột BTS ở đâu và từ dữ liệu này để nâng cấp mạng lưới, và các nhà quy hoạch thành phố sử dụng các dữ liệu để xác định các địa điểm mở rộng vận tải công cộng.

Nhưng có lẽ việc sử dụng CDR thú vị nhất là trong lĩnh vực dịch tễ học. Cho tới gần đây cách thức chuẩn để mô phỏng sự lan rộng của một dịch bệnh phụ thuộc vào các xu hướng ngoại suy từ các dữ liệu điều tra và thăm dò. CDR thì khác, theo kinh nghiệm, tức thời có thông tin và được cập nhật thời gian thực. Bạn không phải đoán mọi người sẽ đi hay di chuyển tới đâu.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các dữ liệu này để vẽ bản đồ sự bùng phát của bệnh sốt rét ở Kenya và Namibia và để giám sát phản ứng của công chúng đối với các cảnh báo y tế của chính phủ trong đại dịch cúm lợn của Mexico năm 2009. Các mô hình chuyển động của dân cư trong bùng phát dịch tả ở Haiti sau trận động đất năm 2010 đã sử dụng CDR và giúp dự báo chính xác ở đâu cần sự trợ giúp nhất.

Các bệnh nhân không cho biết tên nói chuyện điện thoại khi họ che đầu và khuôn mặt trong khi vươn ra ngoài cửa sổ trong khu cách ly ở tầng 5 bệnh viện Carlos III của Madrid.

Thực hiện tương tự với Ebola sẽ khó khăn vì ở các nước Tây Phi nhiều người dân không có điện thoại. Nhưng có CDR sẽ vẫn tốt hơn các mô phỏng được dựa trên các số liệu không tin cậy và cũ. Nếu các nhà nghiên cứu có thể theo dõi sự di chuyển của dân cư từ một khu vực bùng phát dịch, họ có thể nhìn thấy khả năng lớn nhất có thể sẽ xảy ra tiếp theo - và do đó họ có thể triển khai các nguồn lực giới hạn ở đâu.

Mặc dù nhiều tháng trao đổi và nỗ lực của hiệp hội thương mại các nhà mạng di động và nhiều cơ quan thuộc Liên hợp quốc, các nhà mạng viễn thông không cho phép các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu (Có thể xem bài: "Ebola and big data: Waiting on hold").

Lý do là sự riêng tư, thực sự là một sự lo lắng rất thực, đặc biệt ở các nước vừa ra khỏi nội chiến hoặc có các ràng buộc bộ lạc vẫn còn tồn tại. Nhưng dữ liệu điện thoại có thể được ẩn danh và được tích hợp theo cách làm giảm những nỗi lo lắng này. Một vấn đề lớn hơn là việc ngại thay đổi của tổ chức. Dữ liệu lớn là một lĩnh vực mới. Mọi người có thể nắm bắt các lợi ích của việc theo dõi xu hướng sử dụng điện thoại sẽ là người trẻ và thiếu mục đích cho việc sử dụng nghiên cứu.

Điều này cần có sự thay đổi. Chính phủ cần yêu cầu các nhà mạng cho phép các nhà nghiên cứu được phép truy cập các CDR. Dữ liệu này rõ ràng không thể tự ngăn chặn sự bùng nổ đại dịch. Điều này sẽ cần thêm loại thuốc mới, sự ngăn ngừa cẩn thận và chăm sóc bệnh nhân, cùng với nhiều yếu tố khác. Nhưng những người làm công tác y tế liên quan tới Ebola cần tất cả những sự hỗ trợ mà họ có thể nhận được.

HY

Theo The Economist

Tin nổi bật