Cảnh báo các định dạng tệp mã độc WannaCry nhắm tới

(ICTPress) - Ngày 12/5, một đợt tấn công mạng dữ liệu rộng rãi nhằm vào nhiều tổ chức trên thế giới đã xảy ra.

Trước nguy cơ tấn công diện rộng, Cục An toàn thông tin, Trung tâm ứng cứu sự cố máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ TT&TT đã đưa ra các hướng dẫn tổ chức, cá nhân để chống mã độc WannaCry.

 Cách thức và quy mô tấn công

 Theo phân tích của Kaspersky Lab cho thấy cuộc tấn công, được gọi là "WannaCry", được bắt đầu thông qua việc triển khai mã từ xa SMBv2 trong Microsoft Windows. Khai thác này (có tên mã là "EternalBlue") đã được làm sẵn trên Internet thông qua Shadowbrokers dump vào ngày 14/4/2017 và được vá bởi Microsoft vào ngày 14/3. Thật không may, có vẻ như nhiều tổ chức và người dùng chưa cài đặt bản vá này. 

Điều đáng lo ngại là không những các máy tính Windows chưa được vá đang phơi bày các dịch vụ SMB của họ có thể bị tấn công từ xa bằng khai thác "EternalBlue" và bị lây nhiễm bởi WannaCry, mà kể cả các máy tính không tồn tại lỗ hổng vẫn có khả năng bị hạ gục dễ dàng. Tuy nhiên, lỗ hổng này được xem là yếu tố chính gây ra sự bùng nổ của WannaCry. 

Cũng theo Kaspersky Lab, Việt Nam nằm trong top 20 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bao gồm: Nga Ukraine, Ấn Độ, Đài Loan, Tajkistan, Kazakhstan, Luxembour, Trung Quốc, Romania…  Những ghi nhận này có thể bị hạn chế và có thể chưa thể hiện được bức tranh toàn cảnh, số lượng thực tế có thể cao hơn. 

Lưu ý rằng "số tiền cần thanh toán sẽ được tăng lên" sau một lần đếm ngược cụ thể, cùng với màn hình hiển thị khác làm tăng mức độ khẩn cấp để trả tiền, đe dọa rằng người dùng sẽ hoàn toàn mất tập tin của họ sau khoảng thời gian đã thông báo. Không phải tất cả ransomware đều cung cấp bộ đếm thời gian này như WannaCry.

Để đảm bảo rằng người dùng không bỏ lỡ cảnh báo, công cụ sẽ thay đổi hình nền của người dùng bằng các hướng dẫn về cách tìm bộ giải mã. 

Để sử dụng cách thanh toán bằng bitcoin, phần mềm độc hại hướng tới một trang có mã QR ở btcfrog, liên kết với một ví bitcoin chính 13AM4VW2dhxYgXeQepoHkHSQuy6NgaEb94. Siêu dữ liệu hình ảnh không cung cấp bất kỳ thông tin bổ sung nào. 

Những người thiết kế WannaCry đã chuẩn bị sẵn phần "Hỏi - Đáp" bằng các ngôn ngữ khác nhau, bao gồm tiếng Việt, Tiếng Trung Quốc, Đan Mạch, Hà Lan, Tiếng Anh, Philippin, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật v.v. Những “Hỏi – Đáp” này dạng như: Tôi có thể phục hồi các tập tin của mình không? Tôi trả tiền như thế nào? Làm sao để liên hệ? v.v 

Trước khi các thông tin gây chấn động về mã độc này được báo chí đề cập thì các sản phẩm của Kaspersky Lab đã phát hiện và ngăn chặn thành công một số lượng lớn các cuộc tấn công ransomware trên khắp thế giới. Trong các cuộc tấn công này, dữ liệu được mã hóa với phần mở rộng ".WCRY" được thêm vào tên tập tin. 

Tên các phát hiện của Kaspersky Lab liên quan đến WannaCry: Trojan-Ransom.Win32.Scatter.uf, Trojan-Ransom.Win32.Scatter.tr, Trojan-Ransom.Win32.Fury.fr, Trojan-Ransom.Win32.Gen.djd, Trojan-Ransom.Win32.Wanna.b, Trojan-Ransom.Win32.Wanna.c, Trojan-Ransom.Win32.Wanna.d, Trojan-Ransom.Win32.Wanna.f, Trojan-Ransom.Win32.Zapchast.i, Trojan.Win64.EquationDrug.gen, Trojan.Win32.Generic. 

Các phần mở rộng mà mã độc nhắm tới để mã hóa gồm các nhóm định dạng sau:

  1. Các phần mở rộng tập tin văn phòng thông thường được sử dụng (.ppt, .doc, .docx, .xlsx, .sxi).
  2. Các định dạng văn phòng ít phổ biến và đặc thù của quốc gia (.sxw, .odt, .hwp).

  3. Lưu trữ, tập tin phương tiện (.zip, .rar, .tar, .bz2, .mp4, .mkv)
  4. Email và cơ sở dữ liệu email (.eml, .msg, .ost, .pst, .edb).

  5. Các tập tin cơ sở dữ liệu (.sql, .accdb, .mdb, .dbf, .odb, .myd).
  6. Mã nguồn và tập tin dự án của nhà phát triển (.php, .java, .cpp, .pas, .asm).

  7. Khóa và chứng chỉ mã hóa (.key, .pfx, .pem, .p12, .csr, .gpg, .aes).
  8. Các tác giả thiết kế đồ hoạ, tác giả và nhiếp ảnh gia (.vsd, .odg, .raw, .nf, .svg, .psd).

  9. Tập tin máy ảo (.vmx, .vmdk, .vdi).

Các giải pháp bảo mật của Kaspersky Lab đã phát hiện được các mã độc tống tiền liên quan đến WannaCry, bảo vệ người dùng cá nhân và doanh nghiệp an toàn trước sự bùng phát nguy hiểm.

Thành phần System Watcher (Giám sát hệ thống) có trong giải pháp Kaspersky Internet Security cho người dùng cá nhân và Kaspersky Security for Business là lá chắn then chốt để bảo vệ dữ liệu của người dùng trước sự tấn công của WannaCry hay bất kỳ phần mềm tống tiền nào. Thành phần System Watcher có khả năng phục hồi lại trạng thái ban đầu những thay đổi được thực hiện bởi phần mềm tống tiền trong trường hợp một mẫu độc hại đã vượt qua các lớp phòng thủ khác.

Ngoài ra, công nghệ Intrusion Detection có trong các giải pháp của Kaspersky Lab có thể chặn đứng sự lây nhiễm của WannaCry từ cấp độ mạng. 

Khuyến nghị phòng chống mã độc WannaCry 

Kaspersky Lab đã khuyến nghị phòng chống mã độc như sau:

Đảm bảo rằng tất cả các máy tính đã được cài đặt phần mềm bảo mật và đã bật các thành phần chống phần mềm tống tiền.

Cài đặt bản vá chính thức (MS17-010) từ Microsoft nhằm vá lỗ hổng SMB Server bị khai thác trong cuộc tấn công này. 

Đảm bảo rằng các sản phẩm của Kaspersky Lab đã bật thành phần System Watcher (trạng thái Enable)

Thực hiện quét hệ thống (Critical Area Scan) có trong các giải pháp của Kaspersky Lab để phát hiện các lây nhiễm nhanh nhất (nếu không các lây nhiễm sẽ được phát hiện tự động nhưng sau 24 giờ)

Nếu phát hiện có tấn công từ phần mềm độc hại như tên gọi MEM: Trojan.Win64.EquationDrug.gen thì cần reboot lại hệ thống.

Một lần nữa, hãy chắc chắn bản vá MS17-010 được cài đặt.

Tiến hành sao lưu dữ liệu thường xuyên vào các nơi lưu trữ không kết nối với Internet.

QA

Tin nổi bật