Năm 2014 và những điểm nhấn ngành công nghiệp smartphone

Năm 2014 cũng sắp kết thúc, cũng là lúc chúng ta cùng điểm lại những điểm nhấn của làng công nghệ thế giới. Một năm phát triển vượt bậc cùng với những nốt nhạc thăng trầm của các ông lớn công nghệ.

Năm 2014 đã chứng kiến rất nhiều những sự thay đổi về cơ cấu cũng như những sự xác nhập làm nên những cuộc cách mạng lớn hơn. Tất nhiên, người tiêu dùng đang hưởng lợi từ ngành công nghệ cao đang ngày càng phát triển, đặc biệt là mảng di động. Các công ty, tập đoàn lớn hầu hết đã có một năm thành công cho những sự thay đổi của mình, những giá trị truyền thống vẫn được tiếp nối, có những sự trở lại thực sự ấn tượng và những đại diện mới phát triển mạnh mẽ, song, vẫn còn đó những sự chững lại cần thiết.

Motorola Mobility thuộc về Lenovo

Năm 2014 bắt đầu bằng những hợp đồng chuyển nhượng đình đám. Sau hơn một năm “ăn chung mâm, nằm chung gối” với Google, bộ phận di động Motorola Mobility đã chính thức thuộc về công ty Trung Quốc Lenovo sau khi đã đốt của gã khổng lồ tìm kiếm hơn 248 triệu USD.

Motorola lại bị bán. Ảnh: internet

Thương vụ này đem về cho Lenovo quyền sử dụng thương hiệu Motorola cùng 2000 bằng sáng chế liên quan đến bản quyền công nghệ di động, đồng thời, hy vọng vào tương lai tốt đẹp hơn trên thị trường smartphone Android.

Nokia chính thức về tay Microsoft

Đây là chính là điểm nhấn rất quan trọng trong năm cho dù trước đó thông tin Bộ phận Thiết bị và Dịch vụ của Nokia sẽ thuộc về tay Microsoft đã được đính chính từ năm 2013. Đến tháng 4 năm 2014, thương vụ này đã chính thức hoàn tất đồng thời chấm dứt giai đoạn hấp hối của công ty Phần Lan. Cuối cùng cái tên Nokia cũng đã biến mất khỏi các thiết bị dòng Lumia từ 535 trở về sau này.

Microsoft sẽ tiếp tục con đường của Nokia. Ảnh: internet

Apple thâu tóm Beats Electronics

Có thể nói đây là thương vụ thâu tóm lớn nhất trong lịch sử của Apple với giá trị lên tới 3 tỷ USD cùng với đó là sự ngỡ ngàng của giới công nghệ. Theo giới phân tích, thương cụ này đã chỉ ra một hướng đi hoàn toàn mới mà Tim Cook lựa chọn cho Apple khi thâu tóm một công ty đã thành danh thay vì mua lại các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Apple trở lại ấn tượng

Sau một năm 2013 có thể nói là ảm đạm, Apple trở lại và có phần rực rỡ hơn rất nhiều. Kết quả kinh doanh tưng bừng trở lại đi kèm với giá cổ phiếu tăng giá kỷ lục với sự xuất hiện của bộ đôi iPhone mới.

Bộ đôi iPhone mới làm nên doanh thu ấn tượng cho Apple. Ảnh: internet

Cuối cùng, Apple đã giới thiệu chiếc đồng hồ thông minh với thiết kế vô cùng thời trang tới giới công nghệ và người tiêu dùng. Theo nhiều dự đoán, Apple sẽ thống trị thị trường thiết bị đeo thông minh sau khi Apple Watch được cung ứng trên thị trường vào đầu năm sau.

Một năm đáng quên của Samsung

Hãng điện tử Hàn Quốc khởi đầu năm 2014 với vị thế của kẻ dẫn đầu sau khi Apple đã tự xảy chân. Nhiều nhận định cho rằng Samsung sẽ tiếp tục thống trị thị trường thiết bị di động với sức mạnh tuyệt đối, song, thực tế lại đi ngược lại hoàn toàn.

Samsung Galaxy S5 không đạt doanh số như kỳ vọng. Ảnh: internet

Lợi nhuận và doanh số của dòng sản phẩm smartphone đều không được như mong muốn. Những chỉ số tăng trưởng luôn đạt ở mức âm hai con số, đặc biệt là vào Quý 3. Dẫu cho, Samsung biện minh rằng doanh số của Note 4 ra mắt vào tháng 9 chưa được công bố thì năm 2014 vẫn là một đáng quên của ông lớn xứ sở Kim chi.

Xiaomi - đối thủ đáng gờm từ Trung Quốc

Chỉ sau 3 năm cho ra mắt chiếc smartphone đầu tiên, hãng điện thoại Trung Quốc Xiaomi đã đạt được những thành tựu mà ít ai có thể đạt được. Vị trí thứ 3 thế giới về doanh số điện thoại di động là bằng chứng rõ rệt nhất cho sự phát triển vượt bậc của hãng.

Xiaomi đang phát triển rất manh. Ảnh: internet

“Xiaomi là một ngôi sao sáng” là điều mà Giám đốc điều hành của hãng Strategy đã thốt lên khi nhắc đến hãng điện thoại Trung Quốc trong bản báo cáo phân tích vào cuối tháng 10 năm 2014. Sự lớn mạnh của Xiaomi khiến các ông lớn phải dè chứng, nên nhớ, hãng mới chỉ phát hành smartphone tại thị trường Trung Quốc và một số ít tại Ấn Độ.

BlackBerry thoát hiểm

Cho dù có một Quý 3 vô cùng tồi tệ và cận kề với nguy cơ phá sản, song, John Chen đã làm được những gì mà giới công nghệ mong đợi. BlackBerry đã chính thức thoát hiểm.

Nụ cười của John Chen. Ảnh: Internet

Sau hơn 1 năm tiếp quản vị trí CEO, John Chen đã làm hết sức mình để BlackBerry đón nhận những dòng tiền lợi nhuận đầu tiên qua đó cải thiện tình hình kinh doanh của mình cho dù vẫn chỉ ở mức rất nhỏ, song, đây là dấu hiệu cho sự hồi sinh, đồng thời, cũng là thành quả đáng khen ngợi dành cho ông. 99% BlackBerry sẽ không bị phá sản.

Theo TechZ

Tin nổi bật