Huyền thoại Steve Jobs của Apple đã vĩnh viễn ra đi

Cha đẻ của Apple đã qua đời sau một thời gian dài chống chọi với bệnh ung thư.

>> Steve Jobs và Thiền: "Cái Chết là tạo vật tuyệt vời nhất của Sự Sống"

Steve Jobs đã vĩnh viễn ra đi ở tuổi 56. Nguồn: Apple,

Thông tin được công bố chỉ ít giờ sau khi hãng Apple ra mắt điện thoại iPhone 4GS.

Kể từ đầu tháng 1 năm nay, Steve Jobs đã bắt đầu rời vị trí điều hành trực tiếp ở Apple để tiếp tục điều trị căn bệnh ung thư.

Đây là đợt nghỉ điều trị lần thứ 3 kể từ năm 2004 khiến dấy nên nhiều mối lo ngại về việc Apple sẽ ra sao khi thiếu Jobs.

Đến tháng 3, khi xuất hiện trở lại với vai trò người ra mắt iPad2, máy tính bảng được chờ đón nhất thế giới, ông đã giúp củng cố niềm tin về tình hình sức khỏe của mình với hình ảnh nhanh nhẹn quen thuộc.

Ngày 24/8, nhà đồng sáng lập Apple chính thức tuyên bố rời vị trí điều hành, giao lại trọng trách cho Tim Cook và chỉ tham gia công việc ở vai trò Chủ tịch hội đồng quản trị.

Và hôm qua, 5/10, chỉ ít giờ sau màn trình diễn đầu tiên của Tim Cook trên cương vị mới với sản phẩm iPhone 4GS, Steve Jobs đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 56.

Trong 14 năm trên cương vị điều hành Apple, kể từ khi quay trở lại Quả Táo khi công ty đang đứng trước bờ vực phá sản, Steve Jobs đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng công nghệ có tầm ảnh hưởng nhất từ trước tới nay.

Trong khi Iphone là điện thoại dẫn đầu thị trường smartphone thì iPad thực sự là thủ lĩnh trong lĩnh vực máy tính bảng. iPod mặc dù đã thoái trào nhưng đã từng là thiết bị nghe nhạc được hàng triệu tín đồ âm nhạc chờ đón.

Điều đáng tiếc là ông đã không chờ được đến khi cuốn tiểu sử của mình, do Walter Isaacson, cựu giám đốc điều hành CNN và hiện là quản lý biên tập viên của tạp chí Time chấp bút dự kiến sẽ ra mắt vào đầu năm 2012.

Cuốn sách được đặt tên một cách rất đơn giản: "iSteve" nhưng gắn liền với những sản phẩm làm nên tên tuổi Jobs và thành công của Apple như iPhone, iPad, iPod, iTunes,..

Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne là 3 nhà sáng lập của Apple với tên gọi đầu tiên là Apple Computer vào ngày 1/7/1976.

Nhưng chỉ chưa đầy 2 tuần, nhà sáng lập thứ 3 là Ronald Wayne đã bán 10% cổ phần của mình trong công ty. Về sau này, người ta thường chỉ nhắc đến 2 nhà đồng sáng lập Apple là Steve Jobs và Steve Wozniak.

Liên tiếp 2 phiên bản máy tính cá nhân Apple I và Apple II ra đời đã khiến danh tiếng và giá trị của Quả Táo không ngừng tăng mạnh. Sau 4 năm, Jobs và Wozniak đã là triệu phú khi đưa công ty chỉ có 2 người phát triển lên cả ngàn nhân viên trên toàn cầu.

Tốc độ phát triển nhanh chóng và kỳ vọng tăng cường mức độ ảnh hưởng trong làng công nghệ, Jobs mời Giám đốc điều hành của Pepsi lúc bấy giờ là John Sculley về làm Giám đốc điều hành của Apple từ năm 1983. Trớ trêu thay, chính sự bất đồng quan điểm giữa 2 người khiến Jobs phải dời Apple ít năm sau đó khi hội đồng quản trị đứng về phí John Sculley.

Macintosh, phiên bản 128k năm 1984.

Tuy nhiên, trước khi ra đi, Jobs đã ghi dấu thời kì đỉnh cao của Apple bằng việc ra mắt máy tính cá nhân Macintosh (còn gọi là Mac) năm 1984.

Đây là những chiếc máy tính cá nhân đầu tiên được thương mại hóa thành công với đặc điểm điều khiển bằng chuột và giao diện người dùng đồ họa hơn là giao diện dòng lệnh vẫn được sử dụng trước đó.

Sau khi rời bỏ Apple, Jobs sáng lập NeXT Computer và sau này được mua lại bởi chính Apple năm 1996.

Năm 1997, Apple mời Steve Jobs trở lại nắm quyền điều hành khi công ty đứng bên bờ vực phá sản còn Giám đốc điều hành lúc bấy giờ là Gil Amelio bị sa thải vì doanh thu quá kém.

Lúc bấy giờ, Microsoft đã góp phần cứu Apple với khoản đầu tư 150 triệu USD trước khi trở thành đối thủ lớn nhất của Apple tại thời điểm này.

Kể từ đó Apple liên tục tung ra những sản phẩm có tính sáng tạo cao trong ngành công nghệ thông tin như iPod, iMac, MacBook, iPhone và bây giờ là iPad.

Năm 2005 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử Apple khi Steve Jobs tuyên bố giã từ IBM sau 10 năm gắn bó để kết hợp với Intel sản xuất chip cho máy Macintosh.

Năm 2007, Apple bỏ chữ Computer trong tên của mình để thể hiện định hướng phát triển rộng hơn chứ không chỉ tập trung vào lĩnh vực máy tính cá nhân như trước đó.

 Đỗ Hà

Theo DVT/Forbes

Xem thêm:

>> Steve Jobs và Thiền: "Cái Chết là tạo vật tuyệt vời nhất của Sự Sống"

Tin nổi bật