5 điều nhà mạng cần làm trước chính sách 1 giá của Viettel

(ICTPress) - Trong kỷ nguyên tri thức, tổ chức doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lớn thì nhất thiết cần đến sự khác biệt và độc nhất trong cách làm, trong dịch vụ sản phẩm mang đến người tiêu dùng. Nhà mạng Viettel đã và đang hiện thực được điều đó. Bài viết dưới đây trao đổi một số nội dung liên quan mang tính tham khảo.

Bối cảnh chính sách 1 giá cước

Đầu tháng 10/2014, nhà mạng Viettel lần 2; lần 1 vào tháng 07/2014, đề xuất chính sách 1 giá cước cho cuộc gọi nội mạng và ngoại mạng, và theo họ, đây là giải pháp mang lại lợi ích cho người tiêu dùng dù nhà mạng Viettel trước mắt sẽ hụt khoảng 960 tỉ đồng mỗi năm; tương đương 80 tỉ đồng/tháng.

Cụ thể bối cảnh đề xuất và tác động của chính sách 1 giá cước của nhà mạng Viettel như hình sau:

Hình 1: Đề xuất chính sách 1 giá cước khác biệt của nhà mạng Viettel tháng 10/2014

Cũng theo nhà mạng Viettel, năm 2005 nhờ đề xuất bỏ tính cước theo nhiều vùng, đã tạo được bước tiến đột phá cho thị trường di động lúc đó.

 Chính sách 1 giá cước: phép thử cho 3 mục tiêu của nhà mạng Viettel ?

Với kết quả kinh doanh sáu tháng đầu năm 2014 nổi bật; doanh thu trong và ngoài nước đều tăng lớn, đặc biệt doanh thu từ thị trường nước ngoài 6 tháng đầu năm tăng gấp 4 lần so với năm 2013, cho thấy việc ‘có thể’ hụt gần trăm tỉ doanh thu mỗi tháng không phải là điều đáng ngại với nhà mạng này, nhưng đổi lại, họ đạt được nhiều mục tiêu quan trọng hơn như: tăng thuê bao mới, tăng vị thế thương hiệu và tăng áp lực cho đối thủ cùng ngành. Một điều quan quan trọng không kém, đó là phép thử mở đối với cơ quan hoạch định chính sách.

Hình 2: Ba tác động ẩn từ chính sách 1 giá cước của nhà mạng Viettel (phân tích mang tính tham khảo)

Chính sách giá cước trong thời đại kinh tế tri thức ?

Trước đề xuất này của nhà mạng Viettel, cơ quan quản lý đang cân nhắc và thể hiện quyền định giá của nhà mạng Viettel nếu chính sách giá mới không dưới giá thành. Tuy nhiên, theo cơ quan quản lý thì hầu hết các nhà mạng hiện vẫn tính cước phí theo phân bổ doanh thu nên giá thành chưa rõ.

Chúng ta thử phân tích chính sách giá cước của một số tập đoàn ICT lớn trong và ngoài nước, để có cái nhìn toàn diện hơn về bức tranh số giá toàn cầu:

Hình 3: Chính sách giá cước của những tổ chức kinh doanh theo mô hình đổi mới và sáng tạo. Dịch vụ tri thức cần chính sách giá đặc biệt?

Nhà mạng Viettel đã tuyên bố chuyển từ nhà mạng thành nhà cung cấp dịch vụ, nghĩa là họ đã phát đi thông điệp chuyển đổi thành mô hình kinh doanh tri thức, kinh doanh sáng tạo. Nếu áp dụng mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo thì nhà mạng Viettel cần tiến tới chính sách giá thật linh hoạt hoặc khác biệt giống hoặc giống OTT.

Thời đại tri thức, nhà mạng cần gì ?

Tại thị trường trong nước, hiện nhà mạng Viettel đang có những bước chuyển đúng nghĩa thích ứng kịp thời với xu hướng hội tụ số, xu hướng mà mô hình kinh doanh theo tri thức ảnh hưởng rõ nét hơn bao giờ.

Nếu các nhà mạng khác không nhanh chuyển đổi đúng hướng, có thể thị phần của nhà mạng Viettel sẽ tiến đến hơn 60% giống nhà mạng China Mobile của Trung Quốc; thay vì chỉ 34% như hiện nay. Và nhà mạng Viettel cũng cần phát triển thật nhanh để theo kịp xu hướng top20 nhà mạng toàn cầu; đã có 1 phát sinh ngoài dự kiến tại thị trường ngoài nước, cũng như đủ sức đối đầu với những hãng công nghệ khổng lồ như Google, Apple, Microsoft và Facebook. Trên hết mọi thứ, cơ quan quản lý đóng vai trò trọng yếu trong xu hướng này.

Hình dưới đây nêu bật 5 điều nhà mạng cần làm ngay để theo kịp xu hướng tri thức:

Hình 4: Nhà mạng cần thay đổi lớn trước sân chơi kinh tế tri thức để tồn tại

Và các nhà mạng cần nhanh chóng trả lời được 4 câu hỏi dưới đây thật chính xác và đẩy đủ nhất:

  1. Đổi mới thế nào cho đúng lối?

  2. Mở ra sao và mở đến đâu?
  3. Cộng tác như thế nào ?

  4. Nếu nhà mạng Viettel tung gói cước “thoại không giới hạn” thì sẽ ra sao? và khi nào?

 Phạm Văn Việt TrueBlue

Tin nổi bật