Vai trò thiết yếu của truyền thông trong chiến thắng lịch sử của ông Emmanuel Macron

Trao đổi với phóng viên của tạp chí Vice, nhà xã hội học Alain Accardo đã đưa ra nhận định của mình về cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vừa qua và vai trò thiết yếu của giới truyền thông trong chiến thắng lịch sử của ông Emmanuel Macron.

Hình ảnh của ông Macron liên tục xuất hiện trên các tạp chí, các tờ báo lớn. Ảnh: Vice

Trong khi tranh cử, ông Emmanuel Macron đã được báo giới Pháp quan tâm mạnh mẽ. Ông có nghĩ rằng truyền thông là những người chịu trách nhiệm đánh bóng tên tuổi của ông Macron từ một người vô danh tiểu tốt thành một ứng viên Tổng thống?

Tôi nghĩ rằng họ đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập nên hình ảnh của ông Macron hiện tại, người có thể “đoàn kết người dân vượt qua ranh giới tả hữu”. Chính tham vọng của ông ấy đã đưa ông ấy tới con đường này. Dù ông ấy là “tay mơ” trong lĩnh vực chính trị, cũng như không có được nền tảng và kinh nghiệm giống như những đối thủ của mình, tuy nhiên việc ông ấy lựa chọn rủi ro tranh cử như một ứng viên độc lập thay vì dựa vào hai cánh tả hữu truyền thống đã mang lại cho Macron một hình tượng tươi mới, không tả cũng chẳng hữu. Điều này thực sự không phải là mới mẻ trên chính trường Pháp hiện đại, nhưng cách nó được thể hiện ra lại cực kỳ nổi trội.

Trong quá khứ, một ứng viên độc lập sẽ nhanh chóng bị loại bỏ bởi các ứng viên có kinh nghiệm và tên tuổi của các đảng truyền thống như đảng Xã hội và đảng Những người Cộng hoà. Điều này đã không xảy đến với Macron: Ông lợi dụng việc ứng viên của cả hai phe tả hữu là Francois Fillon và Benoit Hamon đều không nhận được sự ủng hộ cao từ các cử tri. (Ông Fillon bị điều tra với nghi án tạo công việc giả cho vợ mình, trong khi đảng Xã hội không nhận được sự ủng hộ do thất bại của Tổng thống đương nhiệm Francois Hollande vì những chính sách gần đây và nạn khủng bố gia tăng). Đó gọi là thiên thời.

Thêm vào đó, vì ứng viên của ông là bà Marine Le Pen của phe cực hữu, tự nhiên ông Macron lại trở thành ứng viên sáng giá nhất đại diện cho cả thế lực bảo thủ và tự do để “bảo vệ” nền cộng hoà khỏi những tư tưởng cực đoan của đảng FN. Đó chính là địa lợi.

Với tất cả những thứ đó, điều duy nhất còn sót lại là cần báo giới tác động vào để đưa hình ảnh của ông Macron lên một tầm mới, trở thành “vị cứu tinh của nước Pháp”. Đó chính là nhân hoà.

Nếu như báo giới là người “dựng” ông lên, vậy việc người dân có hiềm khích với truyền thông chính thống không phải sẽ trở thành một cản trở hay sao?

Tôi không tin hiềm khích này đủ lớn tới mức đó. Hiện tại mọi tờ báo, mọi kênh truyền hình, đài tiếng nói đều thuộc những hệ thống tư bản của riêng họ. Họ cung cấp thông tin cho thị trường, và ngược lại cũng tạo nên thị trường cho thông tin. Điều này cũng giống như các công ty sản xuất xe hơi, nước hoa vậy. Họ tạo nên mong muốn sở hữu nơi người tiêu dùng, để rồi từ đó tạo nên sản phẩm mà người dùng mong muốn. Nếu báo chí cũng thuộc một hệ thống tư bản như vậy thì nhiệm vụ mật của họ là phải duy trì được vòng xoay này.

Tin ông Macron đắc cử Tổng thống Pháp tràn ngập các mặt báo.

Thế nhưng báo giới Pháp có vẻ như đã tôn trọng giá trị dân chủ của nền Cộng hoà. Chính vì thế họ luôn mang tới tiếng nói của các ứng cử viên khác, Ứng viên cực tả Jean-Luc Mélenchon sẽ xuất hiện, nhưng cách thông điệp được truyền tải sẽ vô hình gán ông với những nhà lãnh đạo của phe cực tả trên thế giới như Hugo Chavez. Ứng viên phản đối chủ nghĩa tư bản Philippe Poutou sẽ được phỏng vấn, nhưng sẽ được trình bày theo phương diện một ứng viên nhỏ không có tầm nhìn. Các ứng viên truyền thống khác không đặt ra rủi ro với hệ thống tư bản sẽ được xuất hiện khá tích cực. Tuy nhiên, đối với mỗi ứng viên, mỗi dòng chú thích, mỗi tính từ được sử dụng gần như có sự tính toán. Dù nó có bé nhỏ và vô tình đến đâu, nếu được lặp lại trong một khoảng thời gian, trên nhiều mặt báo, nó sẽ tạo nên một hình tượng trong mắt độc giả đối với ứng viên đó.

Dù đó là cách báo giới hoạt động, các nhà báo đơn lẻ có thể đóng góp thế nào vào việc này?

Các nhà báo được thuê dựa theo bối cảnh xã hội, văn hoá, học thức của từng con người, tuỳ thuộc vào như cầu và những đòi hỏi của hệ thống tư bản hiện hành. Những người làm việc trong ngành truyền thông hầu hết là tầng lớp bình dân với cùng sở thích, quan điểm. Thêm vào đó, điều họ phải làm là giảm bớt lượng thông tin về chính trường và tập trung vào từng con người chính trị. Những nhà báo, những người thăm dò ý kiến đã  biến cuộc sống chính trị thành một sân khấu kịch, nơi bản thân cá nhân của các chính trị gia được mang ra để đàm tiếu và nghị luận không ngớt.

Người dân Pháp đã quen với cách làm đó trong nhiều thập kỷ qua, họ có hơn 30 năm sống dưới quyền lực của hai đảng truyền thống. Thật khó để thức tỉnh khỏi sự thật đó, nhưng điều đáng mừng là có vẻ một bộ phận đã bắt đầu nhận ra nó. Tôi nghĩ truyền thông chính thống và các nhà báo đang làm việc trong môi trường này đã bắt đầu “ngộ” ra nó và muốn cứu lấy nó.

Emmanuel Macron thường được gọi là lựa chọn “hiện đại” nhất trong số các ứng viên ở vòng một và trong vòng hai, ông ấy phải đối đầu với bà Le Pen. Ông nghĩ sao về sự ví von này?

 Giống như tôi nói, cái mà ông Macron thành công nhất là ngẫu nhiên xuất hiện ở đúng nơi, tại đúng thời điểm. Trong khi các ứng viên hai đảng truyền thống đang thất thế, một ai đó cần phải thế vào chỗ đứng cũ của họ, và rồi ông Macron xuất hiện, trẻ tuổi, tham vọng và được coi như là một người “ngoại đạo”, học đúng trường, làm việc ở đúng nơi. Chiến dịch marketing của ông đã tập trung vào hình ảnh ông không thuộc cánh trái cũng như cánh phải. Không có gì “hiện đại” trong hình ảnh đó cả. Đó chỉ là một lô-gic tốt đi kèm với một chiến dịch được sắp xếp kỹ càng. Có hàng trăm ứng viên như ông Macron, được dựng nên tại các trường, các tổ chức chính phủ, những người sẵn sàng “tiến bước” khi cần.

Trước khi cuộc bầu cử diễn ra, hai đảng chính của Pháp, đảng Những người Cộng hoà và đảng Xã hội đều đã cuộc bầu cử sơ bộ để lựa chọn ra ứng viên cảu mình giống với nước Mỹ. Điều này có nghĩa lý gì với nền chính trị của Pháp?

Điều này chỉ càng thêm khẳng định rằng Pháp đang trở thành một “thuộc địa” chính trị của Pháp. Họ vốn đã là một “thuộc địa” văn hoá từ trước rồi. Sẽ sớm thôi, điều duy nhất phân biệt hai quốc gia này sẽ là tiếng Pháp.

Việc thực hiện vòng bầu cử sơ loại giống với nước Mỹ là biểu hiện chính của việc nền chính trường bị chia rẽ làm hai phía. Điều này khá phù hợp với nước Pháp, nơi các cử tri có thể lựa chọn rất nhiều lý tưởng chính trị khác nhau và các chỉ trích chính trị và xã hội cũng sâu sắc hơn.

     Xin cảm ơn ông!

Hoàng Việt (Theo Vice)/congluan.vn

Tin nổi bật