Nick Út trải lòng với báo chí Anh về 40 năm “tấm ảnh napalm”

(ICTPress) - Nhiếp ảnh gia của Associated Press (AP) Nick Út, đã chụp được tấm ảnh napahm về một em bé 9 tuổi ở Việt Nam 40 năm trước, đã kể về việc đã cứu cuộc sống của em và một tình bạn kể từ đó đến nay.

Đã 40 năm kể từ khi nhà nhiếp ảnh AP Huỳnh Công Út, hay còn gọi là Nick, đã chụp được tấm ảnh napahm đầy sức lay chuyển này ở Việt Nam. Bức ảnh chụp một em bé 9 tuổi, tên là Kim Phúc không quần áo chạy dọc theo quốc lộ 1 sau khi bom napalm thả - hiện nay là một người bạn thân thiết của Nick, đã đạt giải báo chí Pulitzer.

Tấm ảnh gây ấn tượng thế giới về cuộc chiến ở Việt Nam

Trong khi một số các nhà báo khác cùng với Út cố gắng nạp lại máy ảnh, thì Út vẫn cố gắng bảo vệ tấm ảnh quá nổi tiếng.

Nhưng vai trò của Út ngày đó không chỉ là một nhà nhiếp ảnh. Ông đã muốn “cứu cuộc sống của Kim Phúc trước tiên, Út đã nói với báo chí Anh trong một cuộc phỏng vấn kỷ niệm 40 năm tấm ảnh được chụp.

Nhớ lại ngày hôm đó, 8/6/1972 - Út kể ông đã chứng kiến một trận đánh khốc liệt vào sáng sớm hôm đó và đã chụp khá nhiều bức ảnh ở khu vực này. Nhưng bỗng nhiên bom napalm thả xuống và “Tôi đã chứng kiến nhiều người chạy”. Đầu tiên là những người lớn ôm những đứa trẻ chạy. Và sau đó tôi nhìn thấy một cô bé không mặc quần áo đang chạy cùng với những đứa trẻ khác và em khóc gào.

“Tôi nghĩ đã có chuyện gì đó xảy ra? Tôi đã chụp rất nhiều bức ảnh về em và sau khi tôi đã chụp nhiều bức ảnh tôi thấy da của em đang rơi ra. Tôi không muốn em chết.”

Vào lúc đó, ông đã đặt máy ảnh xuống đường và cùng với một người bạn giúp đỡ Phúc cùng với nước.

Tác giả cho biết thêm: Khi tôi chụp bức ảnh em và nhìn thấy da của em đang rơi xuống tôi nghĩ em sắp chết, sắp chết”. Tôi thốt lên “Ồ, chúa ơi, Tôi không muốn nhiều bức ảnh thêm nữa. Tôi muốn cứu em ngay lập tức”.

Út đã giúp em Phúc vào bệnh viện và chữa trị. Ngày hôm sau, Út trở lại thăm em và gia đình.

“Tôi đã thực sự quá hạnh phúc khi em vẫn còn sống và bức ảnh đã kể câu chuyện về em”.

Ông nói thêm: “Bức ảnh đã làm thay đổi cả thế giới. Họ chưa bao giờ tút lại bức ảnh nào… AP cho biết chúng tôi không bao giờ làm vậy”.

Ông cũng cho biết lúc đó sếp AP thích gửi ảnh đến AP ở New York ngay lập tức. Và bức ảnh đã sớm đến với thế giới.

Mọi người gọi cho tôi và nói “Nicky, cảm ơn rất nhiều vì bức ảnh”. Rất nhiều lính Mỹ về nước sớm vì bức ảnh.

Trong các công việc, Hollywood, mọi người biết tôi là ai… Tôi rất hạnh phúc. Tôi rất tự hào về bức ảnh của tôi.

Và mối quan hệ giữa người chụp ảnh và chủ đề vẫn còn rất ấn tượng, như cách đây 40 năm. “Tôi luôn luôn nghĩ về Kim Phúc rất nhiều. Tôi gọi điện thoại cho Kim Phúc một tuần một lần. Tôi nói mới nói chuyện với Kim Phúc cách đây 2 ngày. Tôi vẫn ngắm lại bức ảnh, và tôi vẫn khóc”, Nick Ut cho biết.

Út đã bị thương 3 lần trong cuộc chiến tranh Việt Nam. “Tôi thực sự không muốn tin tôi đã trải qua cuộc chiến ở Việt Nam như thế nào. Lúc đó tôi còn quá trẻ”.

Anh trai của Út cũng là một nhiếp ảnh cho AP, đã dạy Út nghề chụp ảnh “như là một người đàn ông trẻ”. Và Út đã không làm việc cho AP nữa ngay sau khi anh trai chết.

Hôm nay, hơn 40 năm sau khi bắt đầu chụp ảnh cho AP, Út tiếp tục làm việc cho hãng tin, đã chuyển đến văn phòng ở Los Angeles năm 1977.

“Tôi dự định nghỉ hưu trong một vài năm tới, có thể là năm tới, ai biết trước được. Nhưng hiện tại tôi thích công việc này”, Út cho biết.

 Mai Anh

Tin nổi bật