10 quy tắc dành cho nhà báo dùng mạng xã hội

Cách đây hai năm, tập đoàn truyền thông Thời báo Ấn Độ yêu cầu phóng viên phải cho biết mật khẩu truy cập trang Twitter và Facebook để toà soạn đăng các đường liên kết quảng bá cho tờ báo. Khi mới áp dụng, nội quy này bị báo giới phản ứng gay gắt nhưng đến nay việc dùng mạng xã hội riêng cho công việc chung của toà soạn trở thành phổ biến trong cuộc cạnh tranh giành từng lượt truy cập của báo chí Ấn Độ.

Ảnh minh họa

Cách dùng mạng xã hội hoàn toàn cho mục đích công việc còn có thể quan sát được qua trang Facebook của nhà báo Nicholas Kristof, báo Thời báo New York Mỹ. 600 nghìn người theo dõi, thường xuyên chat với bạn đọc, cách viết lời dẫn gây tò mò để bạn đọc phải vào đường link để đọc báo… khiến cho trang Facebook này trở thành chuẩn mực cho cách nhà báo dùng mạng xã hội.

Cách nhà báo dùng mạng xã hội được giới quản lý báo chí truyền thông quan tâm đặc biệt vì công chúng có xu hướng coi những thông tin do cá nhân của nhà báo đưa lên mạng phản ánh quan điểm của cơ quan báo chí, từ đó gây ảnh hưởng tới uy tín của tờ báo. Trong khi hầu hết các Hiệp hội nghề báo chưa đưa ra bản quy tắc chung, nhiều cơ quan báo chí đã đề xuất nội quy hướng dẫn nhà báo dùng mạng xã hội.

Báo cáo “Hướng đến bộ quy tắc mới” (Toward a New Code of Ethics) của nhà nghiên cứu Kelly Fincham, được thực hiện trên cơ sở khảo sát các bản nội quy sử dụng mạng xã hội tại 14 cơ quan báo chí ở Mỹ và Anh trong năm 2013, đã đưa ra 10 nguyên tắc giúp nhà báo tự điều chỉnh cách dùng mạng xã hội.

  1. Không làđiu di dt

Cụm từ “không làm điều dại dột” trong bản nội quy của BBC được coi như một quy ước chung bao trùm lên các bản nội quy sử dụng mạng xã hội. Nói cách khác, nhà báo cần thận trọng khi tương tác trên mạng, không  đăng những thông tin cá nhân của người khác, không tiết lộ chuyện nội bộ trong toà soạn, không nói xấu đồng nghiệp và không gây tổn hại cho uy tín của tờ báo.

  1. Luôn xáđịnh bn thân là nhà báo

Nhà báo dùng mạng xã hội cần cho biết họ đang làm cho cơ quan báo chí nào, nên sử dụng tên thật, nên công khai địa chỉ thư điện tử do toà soạn cung cấp, không dùng bút danh và tên giả.

Nếu trang mạng xã hội của nhà báo chỉ đăng thông tin cá nhân thuần tuý, không liên quan gì đến công việc, không có thông tin liên quan đến nơi làm việc, thì trên mạng xã hội nhà báo không cần cho biết đang làm việc cho cơ quan báo chí nào.

  1. Ghi nh: Mi th đăng lêđều s công khai

Cho dù nhà báo chỉ chia sẻ với nhóm kín ít người, hoặc đặt chế độ chỉ bạn bè mới có thể xem được thông tin, thì mọi thông tin khi đã đăng lên trên mạng xã hội sớm hay muộn cũng sẽ trở nên công khai. Vì vậy, quay lại quy tắc thứ nhất.

  1. Không công khai ng h hoc phđối

Trong những vấn đề đang có nhiều luồng ý kiến trái ngược nhau, nhà báo không nên công khai ủng hộ hoặc phản đối luồng ý kiến nào, không nên chia sẻ thông tin ủng hộ các chính trị gia hay các phong trào xã hội. Báo Bưu Điện Washington khuyên nhà báo: “Trước khi muốn đăng thông tin lên mạng xã hội, hãy tự hỏi thông tin này có khiến bạn đọc nghi ngờ về tính khách quan và chuyên nghiệp trong các bài báo bạn viết hay không. Nếu có, đừng đăng lên”.

  1. Không đăng thông tin gây nghi ng v lích

Nhà báo không nên đăng và chia sẻ những thông tin khiến bạn đọc nghi ngờ nhà báo có quyền lợi liên quan. Ví dụ, những bức ảnh cho thấy mối quan hệ cá nhân của nhà báo với quan chức hoặc với các doanh nghiệp, … sẽ khiến bạn đọc đặt câu hỏi về tính khách quan và trung thực trong bài báo liên quan đến quan chức hoặc doanh nghiệp.

  1. Hãy kim chng thông tin trước khi chia s

Nếu nhà báo không thể kiểm chứng độ xác thực của thông tin, hãy xem ai là người phát tán thông tin. Nếu người đó đáng tin cậy thì nhà báo có thể chia sẻ thông tin và ghi rõ nguồn. Báo Bưu Điện Washington khuyên nhà báo khi chia sẻ thông tin cần viết thêm: “Tại thời điểm chia sẻ thông tin này tôi/chúng tôi đang tiến hành tìm hiểu để viết bài báo làm rõ hơn vấn đề này”.

  1. Cân bng khi tham gia hi nhóm

Nội quy của NPR khuyên nhà báo chỉ tham gia các hội nhóm để theo dõi và khai thác thông tin, lấy số liệu để làm báo, không nên tham gia với tư cách thành viên hoạt động tích cực. Nếu nhà báo theo dõi (follow) trang mạng xã hội, đặc biệt là các trang mạng xã hội của các hội nhóm chính trị hoặc các nhóm hoạt động xã hội, cần theo dõi đầy đủ các phe phái đối lập nhau, không thiên vị bên nào. Trong trường hợp khó quyết định, nhà báo cần xin ý kiến của người quản lý trước khi theo dõi trang, tham gia hội nhóm hoặc kết bạn với những đối tượng đặc biệt.

  1. Nhanh chóng đưa ra đính chính

Nếu thông tin trên mạng xã hội của nhà báo có sai sót, hãy nhanh chóng đính chính, làm rõ và giải thích tại sao thông tin đưa ra trước đó là sai, do thiếu sót hay hiểu nhầm.

  1. Không xoá thông tin trên mng xã hi, k c thông tin sai

Nhà báo không nên xoá thông tin đã đăng lên mạng xã hội, bởi vì đó là một điểm nối trong mạch câu chuyện đang được công chúng nói tới. Thay vào đó, nhà báo hãy nhanh chóng cải chính thông tin, giải thích và xin lỗi.

Việc xoá thông tin gây ra xói mòn lòng tin hơn nhiều so với việc thừa nhận thông tin sai và cải chính. Đây chính là một nguyên tắc của báo chí chuyên nghiệp áp dụng vào mạng xã hội.

  1. Cn trng khi trích dn thông tin trên mng xã hi trong bài báo

Có nhiều bài báo trích dẫn trực tiếp thông tin từ các tài khoản trên mạng xã hội hoặc trên các diễn đàn. Trước khi làm như vậy, cần tìm hiểu xem có cách nào khác để lấy tin hay không, có thể liên hệ với nguồn tin để phỏng vấn thêm hay không.

Nguồn: Mạch Lê Thu/nguoilambao.vn

Tin nổi bật