Sẽ công bố tiêu chí, tiêu chuẩn đô thị thông minh tại VN

(ICTPress) - Bộ TT&TT đang nghiên cứu xây dựng mô hình tham chiếu dịch vụ đô thị thông minh, tiêu chí đánh giá và tiêu chuẩn đô thị thông minh và sẽ công bố các nội dung này.

Xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam đã nhận được sự quan tâm và một số thành phố của Việt Nam như TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng cũng đã quan tâm bắt tay vào việc xây dựng và phê duyệt các đề án, quy hoạch phát triển đô thị thông minh.

Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) tại Hội thảo đô thị thông minh do Bộ TT&TT tổ chức ngày 12/4 cho biết Việt Nam đã có những định hướng phát triển đô thị thông minh trong một số văn bản như Nghị quyết số 05/NQ-TW ngày 01/11/2016 Hội nghị Trung ương khóa XII về “Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mớ mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nề kinh tế” đã đề cập đến một nộ dung “ưu tiên phát triển một số đô thị thông minh”; Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chích phủ về mục tiêu triển khai các đô thị thông minh; Văn bản số 10384/VPCP-KGVX ngày 01/12/2017 của Văn phòng Chính phủ chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương, phù hợp xu thế chung và điều kiện Việt Nam để phát triển bền vững, xây dựng tiêu chí đánh giá, công nhận đô thị thông minh và hướng dẫn địa phương thực hiện đảm bảo đầu tư hiệu quả thiết thực.

Theo Cục Tin học hóa, thành phố thông minh là ứng dụng CNTT-TT (ICT) để nâng cao chất lượng cuộc sống, quản lý đô thị hiệu quả và đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội - môi trường - văn hóa. Các đặc trưng cơ bản của thành phố thông minh gồm nền kinh tế thông minh, di chuyển thông minh, môi trường thông minh, quản lý đô thị thông minh, cuộc sống thông minh và cư dân thông minh. Ba thành phần cơ bản chính của thành phố thông minh là công nghệ, thể chế - chính sách và nguồn lực/con người.

Các diễn giả tọa đàm xây dựng đô thị thông minh tại Hội thảo

Ông Phúc cho biết thêm Bộ TT&TT tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật để đẩy mạnh xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam với ba nội dung. Trước hết, Bộ sẽ xây dựng mô hình tham chiếu các dịch vụ đô thị thông minh để các địa phương có tham khảo lựa chọn dịch vụ thông minh nào phù hợp với nhu cầu của địa phương, giải quyết nhu cầu bức xúc của địa phương đặt ra. Tiếp theo, sẽ ban hành Bộ tiêu chí đánh giá đô thị thông minh để các địa phương đặt ra mục tiêu theo đúng định hướng của Trung ương và biết được mình đang ở mức độ nào để đánh giá hiệu quả công việc từng năm làm được gì các tiêu chuẩn đô thị thông minh, đặc biệt là các tiêu chuẩn liên quan đến an toàn, bảo mật. Dự kiến, các nội dung trên sẽ được công bố trong thời gian tới.

Trong quá trình phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam, các công ty Viễn thông - CNTT đóng vai trò khá tích cực và quan trọng để giới thiệu các giải pháp xây dựng đô thị thông minh cho chính quyền. Hiện nay tại Việt Nam, đã có gần 20  tỉnh/thành phố đã ký hợp tác với các doanh nghiệp Viễn thông - CNTT để xây dựng các dự án thí điểm về xây dựng đô thị thông minh.

Nhằm cung cấp định hướng và tư vấn chính sách cho các tỉnh, thành trong việc xây dựng đô thị thông minh, Bộ TT&TT đã và đang tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia, tập đoàn lớn trên thế giới với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Tại Hội thảo các chuyên gia của Nokia Solutions Network đã chia nhiều thông tin về xây dựng đô thị thông minh. Theo ông Harald Preiess, Giám đốc thị trường của công ty này tại Bắc Á cho biết đô thị thông minh là một trong những lĩnh vực mà Việt Nam có thể đạt lỷ lục. Đô thị thông minh sẽ mang lại những cơ hội, tiềm năng cho các lĩnh vực y tế, giao thông, giáo dục…

Hạ tầng đô thị thông minh mở ra nhiều cơ hội cho người dân (Nguồn: Nokia)

Ông Danial Mausoof, Giám đốc tiếp thị Công ty Nokia Solutions Network khu vực châu Á Thái Bình Dương cho biết thêm một thành phố thông minh gồm 3 yếu tố: thông minh, an toàn và bền vững. Các thành phố châu Á - Thái Bình Dương hiện nay đang gặp nhiều thách thức trong quản lý đô thị như xử lý rác thải, quản lý nước, giao thông… Triển khai đô thị thông minh với việc triển khai cài đặt các bộ sensor ở các đường phố có thể biết được đường phố nào cần đi thu gom rác, giảm đáng kể thời gian, nguồn lực thu gom. Đối với ngành cấp thoát nước, các dịch vụ đô thị thông minh có thể giảm đáng kể thất thoát nước, hỗ trợ công tác cấp thoát nước khi nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm. Hay với hệ thống đèn đường thông minh được triển khai sẽ vừa phục vụ chiếu sáng và quảng cáo…

Trong lĩnh vực du lịch cũng có những dịch vụ hữu ích có thể được phát triển dựa trên nền tảng thực tại ảo như dịch vụ phân tích dữ liệu. Chẳng hạn như khi khách du lịch đến một quốc gia có thể mua những thẻ SIM có những thông tin khuyến nghị về những địa điểm đến thăm và chính phủ mua dịch vụ đó để cung cấp cho khách du lịch.

Ông Danial Mausoof cũng chia sẻ thêm một thông tin đáng chú ý là các kết nối IoT của Việt Nam sẽ tăng trưởng 19% hàng năm trong vòng 5 năm tới, theo dự báo của Machina, đơn vị do Gartner mua lại.

HM

Tin nổi bật