Second Prize 43rd UPU International Letter-Writing Competition - Bức thư đạt giải Nhì quốc tế viết thư UPU 43

(ICTPress) - Dưới đây là toàn văn bài giải Nhì quốc tế - Huy chương Bạc cuộc thi viết thư UPU lần thứ 43 với chủ đề “Hãy viết thư để diễn tả âm nhạc có thể lay động đời sống như thế nào”. Bức thư của em Zou Canyan (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa), 10 tuổi.

Dear Mr Lang Lang,

When you played piano at the White House, your music deeply touched President Obama and many other distinguished guests. Although I’m only a primary school student, music has been touched me in so many ways, and I would like to share one of these experiences with you in this letter.

Our small town has a shopping centre selling cheap items. There was always an old man, curled up and begging in a dark corner of the passage. He was blind and wore a ragged military coat. His eyes were dull and hollow. He blew a rusty harmonica, but the songs he played were mostly simple and soft, like mumbles of an autumn insect, cold and sad. Occasionally, some one would throw several coins into the ragged hat in front of him. He never sad thank you, but continued playing with the calm face.

Each time I went to the shopping centre, my first thoughts were of the old man. This autumn I went to the shopping centre again, but I found he was no longer play his harmonica; instead he held a dirty string with a number of knots along it. The old man took a knotted string and used it like Buddhist prayer beads. He looked much older. There was no longer the sound of his harmonica, only a face of distress, as he curled up in the dim corner like a pipe of old clothes. The intense sound, of footsteps of passers-by echoed around him, someone even walked over his body, narrowly avoiding treading on him.

I was extremely sad. I guest he had lost his harmonica. The harmonica was important to him, for music was something he cherished, maybe even more so than his life. Luckily I had just enough to buy a harmonica. However, my Mom argued with me, she said money was really what a beggar needed. I stubbornly insisted that what he needed most in his dark, tragic world was the beautiful sound of music.

When I put the harmonica into the old man’s hand, his face turned from shock to surprise. He put the harmonica to his lips and a light-hearted tune expressing his thoughts smoothly flew out. Then, to my surprise, he stopped playing and said “thanks”. This was the first time I heard his voice. His face revealed a rare smile, so splendid it brightened his dirty face, and the whole dark corner was illuminated. A few teardrops trickled down his face, and down mine too.

Mr Lang Lang, of course the old man’s simple music can not be compared with your great symphony. Yet, to me, both of them possessed the strength of touching souls. So I think that not only the high and mighty need music, but humble beggars too.

Mr Lang Lang, music has brought you supreme glory. Music also consoles the soul of the blind. The music made me, a young girl, understand love, and understand what I feels like to be touched. It is music that has touched so many people and made the world better and prettier. Do you agree with me? Here, I have a small request for you. Could you play a song for those, like my blind friend, who love music but are less privileged? I believe it would touch their souls and remains in their heart forever.

I look forward to hearing from you.

Your sincerely,

Zou Canyan

-------

Ngày 10 tháng 02 năm 2014

Chú Lang Lang thân mến!

Khi  chú chơi piano tại Nhà Trắng, âm nhạc của chú đã khiến Tổng thống Obama và nhiều vị khách quý khác xúc động sâu sắc. Mặc dù cháu chỉ là một nữ xinh tiểu học nhưng âm nhạc đã khiến cháu cảm động theo nhiều cách khác nhau và cháu xin bày tỏ với chú một trong những cảm xúc đó trong lá thư này.

Thị trấn nhỏ của chúng cháu có một trung tâm mua sắm bán các mặt hàng giá rẻ. Tại góc tối trên lối đi luôn có một ông lão ngồi thu mình ăn xin. Ông bị mù và mặc một chiếc áo khoác quân đội đã rách bươm. Đôi mắt của ông lão mờ đục và trũng sâu. Chiếc harmonica ông thổi đã bị gỉ nhưng ca khúc ông chơi hầu hết đều bình dị và nhẹ nhàng hệt như tiếng rì rầm của côn trùng mùa Thu lạnh lẽo và u sầu. Thỉnh thoảng, có người ném vài đồng xu hào vào chiếc mũ rách nát đặt phía trước ông lão. Ông chẳng bao giờ nói lời cảm ơn nhưng vẫn tiếp tục thổi harmonica với vẻ mặt điềm tĩnh.

Cứ mỗi lần đến trung tâm mua sắm, cháu liền nghĩ ngay đến ông lão. Mùa Thu năm này cháu lại đến trung tâm mua sắm nhưng không còn thấy ông lão chơi kèn harmonica nữa, thay vào đó ông cầm một sợ dây cáu bẩn trên cố những nút thắt. Ông lão lấy tay lần theo những nút thắt trên sợi dây hệt như những Phật tử lần chuỗi tràng hạt vậy. Ông lão trông già xọm hẳn.  Không còn tiếng kèn harmonica nữa, chỉ còn khuôn mặt đau khổ khi ông thu mình trong góc tối trông tựa như một đống quần áo cũ. Tiếng chân người qua đường cứ rầm rập quanh ông, thậm chí có người còn bước qua người ông, phải khéo léo để tránh giẫm vào ông lão. Cháu đã rất buồn. Cháu đoán ông đã đánh mất chiếc kèn harmonica của mình. Chiếc harmonica ấy là vật vô cùng quan trọng đối với ông lão bởi vì âm nhạc là thứ mà ông ấp ủ trong lòng, có lẽ còn hơn cả ông yêu cuộc sống của chính mình. Sau khi thấy cảnh tượng này, cháu về nhà và đổ hết tiền trong lợn đất ra. May thay, cháu có vừa đủ tiền để mua một chiếc harmonica. Tuy nhiên, mẹ cháu và cháu đã tranh luận với nhau: mẹ bảo tiền mới thật sự là thứ người ăn xin cần. Cháu nhất quyết khăng khăng rằng, điều mà ông lão cần nhất trong cái thế giới tối tăm và bi thảm của ông đó là thứ âm nhạc đẹp tuyệt vời. 

Khi cháu đặt chiếc harmonica vào tay ông lão, vẻ mặt của ông chuyển từ sững sờ sang ngạc nhiên. Ông đặt chiếc kèn lên môi và một điệu nhạc vui tươi diễn tả suy nghĩ của ông chợt vang lên êm ả. Sau đó ông ngừng thổi và nói lời cảm ơn, khiến cháu vô cùng ngạc nhiên. Đây là lần đầu tiên cháu nghe thấy giọng của ông lão. Gương mặt của ông hiện ra một nụ cười hiếm hoi, nó rạng rỡ đến mức khuôn mặt lấm bẩn của ông bừng sáng lên, và soi sáng cả góc tối tăm này. Một vài giọt lệ lăn dài trên mặt ông lão và cả trên mặt cháu nữa.

Chú Lang Lang à, đương nhiên âm nhạc bình dị của ông lão không thể so sánh với bản giao hưởng tuyệt vời của chú được. Thế nhưng với cháu, cả hai đều sở hữu một sức mạnh làm lay động những tâm hồn. Vì thế cháu nghĩ âm nhạc không chỉ cần cho những người cao quý và có uy quyền, mà còn cần đối với cả những kẻ ăn xin hèn mọn.

Chú Lang Lang à, âm nhạc đã mang đến cho chú vinh quang chói lọi. Âm nhạc cũng xoa dịu tâm hồn của những người khiếm thị. Âm nhạc khiến cho cháu, một cô bé nhỏ, hiểu được tình yêu và hiểu được cảm giác khi xúc động. Chính âm nhạc đã làm biết bao người cảm động và khiến cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn. Chú có đồng ý với cháu không ? Cháu có một yêu cầu nho nhỏ tới chú. Liệu chú có thể chơi một bài cho những người, giống như lão mù bạn của cháu, những người yêu âm nhạc nhưng chẳng mấy khi được hưởng ưu ái không ạ? Cháu tin âm nhạc sẽ lay động tâm hồn họ và đọng lại trong trái tim họ mãi mãi.

Cháu mong sớm nhận được thư của chú.

Chào chú!

Zou Canyan

Tin nổi bật