Ra mắt seri sách của hai nhà báo Hoa Học Trò một thời

(ICTPress) - Nhà xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt seri sách tản văn “Viết cho những điều bé nhỏ”.

Năm cuốn sách đầu tiên trong seri ra mắt gồm những bài viết của chuyên mục “Trò chuyện đầu tuần” trên báo Hoa Học Trò từ năm 1998 - 2008, là những thông điệp về tình yêu với gia đình với quê hương, trách nhiệm với đất nước, với tương lai được gửi gắm cho Người Trẻ.

Những cuốn đầu tiên của seri sách: “Yêu xứ sở, thương đồng bào”, “Gửi em, Mây Trắng”, “Những bàn tay vẫy, những ngọn đèn ngoan”, “Một chú bé và một người cha” của nhà báo Đoàn Công Lê Huy - người giữ chuyên mục Anh Chánh Văn trên báo Hoa Học Trò từ năm 1991 đến năm 2005. Cuốn thứ năm, “Gửi bé Bống ở Xứ sở Niềm Vui” của nhà báo Ngô Thị Phú Bình - người từng giữ lửa chuyên mục “Trò chuyện đầu tuần” trên Báo Hoa Học Trò.

Đây là những lời thủ thỉ nằm lòng với các thế hệ học trò cũng như cha mẹ và thầy cô, những bài viết nhỏ với tầm ảnh hưởng lớn, bồi đắp tâm hồn và niềm tin vào cuộc sống. 

“Em và tôi, chúng ta không hoàn hảo” – nhà báo Đoàn Công Lê Huy đã mở đầu một bài viết như thế. Bằng cách nói chân thành và gần gũi, nhà báo Đoàn Công Lê Huy đã tạo được sự tin tưởng ở độc giả. Và xuyên suốt tất cả những bài viết của mình, nhà báo Đoàn Công Lê Huy luôn đứng về phía tuổi trẻ, đặt mình vào vị trí của những người trẻ, đồng cảm và thấu hiểu những trăn trở, những khó khăn trước bao áp lực từ kì vọng của cha mẹ, của thầy cô, của xã hội; áp lực trước những thay đổi về tâm sinh lý của tuổi vị thành niên... Anh đồng hành cùng các em, vẽ đường để những “con hươu” không lầm đường lạc lối, thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, không tránh né khiến các em “an toàn trong ảo tưởng”.

Thơ ca và nhạc họa đã vẽ lên bức tranh tuyệt đẹp về tuổi con. Tuổi mộng mơ. Thời áo trắng lãng mạn. Nhưng, thưa người lớn, con không thấy chân dung của con trong bức tranh lung linh màu sắc ấy… Con đang ở tuổi dậy thì. Con đang ở trong những năm tháng khó khăn nhất trong đời.”

Đọc những bài viết như rủ rỉ tâm tình ấy, người đọc có cảm giác yên tâm để gửi trao những tâm tư sâu kín cho một người anh lớn.

“Em thân mến! Hằng ngày báo đưa tin chỗ này, tuyền hình trực tiếp chỗ nọ. Truyền thông mỗi giờ mang đến cho em bao điều vui và buồn. Dĩ nhiên là vậy, cuộc sống có rất nhiều tín hiệu tốt đẹp nhưng cũng còn không ít những điều không bình thường, không lương thiện. Đó mới chính là hiện thực muôn màu muôn vẻ của cuộc sống mà em không thể không biết.”

Nhưng người anh lớn ấy cũng không hề dễ dàng chiều theo mọi ý muốn của những đứa em. Anh cũng nghiêm khắc và chỉ ra những vấn đề mà tuổi trẻ ở đâu đó đang mắc phải, đó là sự vô cảm ở trước những mảnh đời không may mắn, đó là thói quen đổ lỗi cho ngoại cảnh, sự lười biếng trong tư duy, sự sa đọa trong lối sống…

Anh đánh thức sự tự tôn, lòng tự trọng và tính tự giác trong mỗi người bằng cách nói vừa khúc chiết, vừa giàu cảm xúc. Chẳng hạn, đoạn trích trong bài “Hịch học trò” (phỏng theo “Hịch tướng sĩ”): “Nay các ngươi ngi nhìn dân nghèo mà không biết lo, nhìn đt nước tt hu mà không biết thn. Làm k có hc mà không thành tinh hoa. K ly tú lơ khơ làm vui, người ly game online, đua đòi hút xách làm trng. Con nít rt biết xem trò viôclíp xám, ba tui ranh đã làm din viên con n r rê nhau lên oép (web) nhé em yêu! K không hc không biết điu tri lý, làm sao có hnh phúc? Tr không hc ln lên biết làm gì? Bn cùng sinh đo tc, lúc by gi các ngươi mun vui chơi phng có được không?”

Và quan trọng nhất, người anh lớn ấy đã thắp lửa trong tim để các em luôn giữ được bầu nhiệt huyết, một trái tim ấm áp, luôn hướng tới một lối sống đẹp, cách ứng xử văn minh và gửi gắm vào các em nỗi khát khao gieo trồng tương lai...

Nếu như nhà báo Đoàn Công Lê Huy cuốn hút độc giả bằng những lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục thì nhà báo Ngô Thị Phú Bình chinh phục độc giả bằng giọng văn mềm mại, giàu nữ tính, ngập tràn yêu thương.

“Ti sao cuc sng ca chúng ta không tràn đy nhng thi khc hoan h, hnh phúc, hài lòng? Ti sao li có c nhng ngày tháng bun bã, tht vng, chán nn? Li có nhng thi đim gn như trng rng? Đó là đ nhng người yêu mến chúng ta có th đ đy vào cho chúng ta s cm thông, san s ca h.”

Giống như bé Bống ở Xứ sở Niềm vui, đọc “Gửi bé Bống ở xứ sở Niềm Vui”, bạn sẽ học được cách lắng nghe, biết cách sẻ chia, tự đứng dậy sau vấp ngã, trưởng thành mạnh mẽ hơn giữa tình yêu thương và hạnh phúc.

Không chỉ những người trẻ, những bậc phụ huynh, các thầy cô giáo khi đọc những bài viết của nhà báo Đoàn Công Lê Huy và nhà báo Ngô Thị Phú Bình, cũng sẽ hiểu hơn về những đứa con, những học trò “ẩm ương” của mình, để cảm thông và đồng hành cùng những người trẻ trên chặng đường trưởng thành đầy chông gai.

Nhà báo Đoàn Công Lê Huy thao thiết bày tỏ: “Muốn giáo dục thế hệ trẻ thì phải đến với họ bằng sự cầu thị khách quan, bao dung và thông cảm, tránh chủ quan, chỉ tin vào ấn tượng của mình và áp đặt theo định kiến có sẵn. Điều đó chỉ làm tăng sự xa cách thế hệ mà thôi.”

Nhân dịp ra mắt dòng sách “Viết cho những điều bé nhỏ”, độc giả mua trọn bộ 5 cuốn sẽ được tặng một sổ tay “Viết cho những điều bé nhỏ”, để bạn ghi lại “những điều bé nhỏ” của riêng mình.

Nhà báo Đoàn Công Lê Huy sinh năm 1963 tên thật là Đoàn Công Huynh. Giữ mục tư vấn trên báo Hoa học trò với bút danh “Chánh Văn” từ năm 1991 đến năm 2005. Anh nguyên là cán bộ giảng dạy khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm 1 Hà Nội, nguyên Tổng biên tập báo Sinh viên Việt Nam – Hoa Học Trò, nguyên Tổng biên tập báo Tiền phong, nguyên Phó cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, hiện là Vụ trưởng Vụ thông tin cơ sở, Bộ thông tin và Truyền thông.

Nhà báo Ngô Thị Phú Bình sinh năm 1975 là một trong những thành viên đầu tiên của Hội bút Hương đầu mùa với bút danh Tháng Giêng. Các sách đã xuất bản Bức chân dung không bán (tập truyện ngắn), Mùa tóc rối (tập truyện ngắn, in chung)... Hiện chị đang là Tổng biên tập Tạp chí Thế giới Tuổi thơ.

Bảo Ngọc

Tin nổi bật