Người có chỉ số PQ cao: tài sản quý cho cơ quan

(ICTPress) -  “Chất lửa trong con người, hay chính là chỉ số say mê, đã đóng góp rất nhiều cho những thành tựu kỳ diệu của nhà khoa học thiên tài Albert Einstein hơn cả chỉ số IQ của ông”.

TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Thái Hà Books mới đây đã giới thiệu một cuốn sách đáng chú ý là “PQ chỉ số đam mê” cho các cán bộ nhân viên TT&TT.

PQ là chỉ số chỉ sự say mê của mỗi người dành cho việc anh ta làm, gọi tắt là chỉ số say mê (PQ). Có người đã ví von rằng: “Chỉ số IQ giống như một đoạn mạch ADN rất vững chắc và rất khó để cải thiện. Còn chỉ số PQ là chất lửa trong mỗi con người, chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh được ngọn lửa đó.” Chỉ số PQ của con người không thể đo lường một cách chính xác. PQ không thể hiển dưới dạng con số hay thống kê như IQ. Nó chỉ mang tính ước đoán, hàm ý và tượng trưng. Trong công việc, những nhân viên làm việc với lòng say mê cao là những người được các sếp quý trọng. Ngọn lửa say mê đến từ định hướng đúng trong công việc, chọn nghề phù hợp với năng lực và sở trường, vào trí thông minh của mỗi người. Những người có chỉ số PQ cao bao giờ cũng là tài sản quý của một cơ quan, tổ chức. Những phẩm chất thường thấy ở họ là: Yêu thích công việc mình làm. Luôn toàn tâm toàn ý hoàn thành công việc đạt chất lượng cao. Thất bại chỉ kích thích họ suy nghĩ thêm thấu đáo, chứ không làm họ nản chí. Họ làm việc không kể giờ giấc, hay ít ra cũng thường xuyên suy nghĩ về công việc ngay cả trong lúc nghỉ ngơi, nên họ thường tìm ra được những giải pháp độc đáo và sáng tạo. Họ luôn luôn nghĩ đến việc sẽ làm tiếp theo và tìm cách chạy đua với thời gian.

Virender Kapoor, tác giả “PQ – CHỈ SỐ ĐAM MÊ” cho rằng “Chất lửa trong con người, hay chính là chỉ số say mê, đã đóng góp rất nhiều cho những thành tựu kỳ diệu của nhà khoa học thiên tài Albert Einstein hơn cả chỉ số IQ của ông”.

TS. Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ sách luôn có những bài học kinh nghiệm quý, vậy phải chọn sách, đọc sách, tạo thói quen đọc sách hiệu quả...

TS Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra những ví dụ cụ thể việc đọc sách ở các nước tiên tiến như: ở Mỹ, một sinh viên 1 ngày đọc khoảng 300 trang sách, nếu như học ở Hawot thì là 500 trang. Điều đó đặt ra nột câu hỏi lớn cho sinh viên Việt Nam. Đất nước có phát triển hay không là nhờ vào tinh thần học hỏi của các bạn. Mà muốn có được kiến thức thì việc đọc sách là vô cùng quan trọng. Nhưng kỹ năng đọc sách nhanh và tư duy thì không phải ai cũng có được. Vì vậy TS Nguyễn Mạnh Hùng đã nói sẽ đề nghị với Bộ giáo dục và Đào tạo nên đưa môn đọc sách vào bậc tiểu học để ngay từ nhỏ mỗi người được rèn luyện thói quen đọc sách. Ở một số nước người ta còn bôi mật ong hay xức nước hoa vào sách để trẻ em cứ theo mùi vị để tiếp xúc và vui chơi cùng sách.

Văn hóa đọc đã xuống cấp tới mức báo động chưa? TS Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định rằng Văn hóa đọc của nước ta đang trên đà xây dựng chứ chúng ta chưa có đỉnh cao của văn hóa đọc mà xuống cấp. Bởi vậy mà từ giây phút này mỗi chúng ta hãy chung tay xây dựng một nền văn hóa đọc. Thời đại thông tin dạy chúng ta phải biết tận dụng cơ hội và nắm bắt thời cơ. Vì vậy các bạn hãy tự tìm và trau dồi cho mình một thói quen đọc. Càng đam mê thành công lớn, thì càng phải đọc, chính ra như toán nghe có vẻ quan trọng, nhưng trong cuộc sống hàng ngày mấy ai tính toán vượt qua cái thang 100 đâu, cho nên phải đọc, đọc để đầu óc được sáng lạng, đọc để nói chuyện với người khác, đọc để viết, đọc để tăng độ hiểu biết, đọc để nhanh nhạy hơn, thông minh hơn.

TS. Nguyễn Mạnh Hùng cũng đã giới thiệu những cuốn sách đáng chú ý cho chăm  sóc sức khỏe cũng như ứng dụng vào công việc như "Nhân tố Enzym", "Những phương thức phục hồi sức khỏe theo tự nhiên"..., những cuốn sách hay nên đọc và hãy dành 10 phút mỗi ngày để đọc sách. 

Hiền Anh

Tin nổi bật