Đằng sau những “cuộc khẩu chiến” lịch sử trên truyền hình

Cả nước Mỹ đang dõi theo từng diễn biến của cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa bà Hillary Clinton và ông Donald Trump. Trong hầu hết các kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ, các cuộc tranh luận trực tiếp của các ứng cử viên diễn ra trên sóng truyền hình luôn đóng vai trò then chốt định hình cho cuộc đua vào Nhà Trắng. Những chi tiết hậu trường của màn “so găng ngôn từ” này, vì thế, luôn là nỗi tò mò lớn của công chúng và luôn bị giới truyền thông săn đuổi.

John F. Kennedy- Richard Nixon: cuộc “khẩu chiến” đầu tiên

Hai ứng viên tổng thống Mỹ John F. Kennedy và Richard Nixon đã lần đầu tiên có cuộc tranh luận căng thẳng trên truyền hình vào ngày 26/9/1960. Sự kiện lịch sử này không chỉ có ảnh hưởng lớn tới kết quả bầu cử tổng thống năm đó, mà còn mở ra một kỷ nguyên mới trong đó truyền hình làm thay đổi bộ mặt của chính trường Mỹ. Trước đó, những người chạy đua vào Nhà Trắng cho rằng việc vận động bầu cử là không chính đáng.

Để tổ chức cuộc tranh luận, Quốc hội Mỹ phải thông qua một đạo luật đặc biệt. Nguyên nhân là Đạo luật Truyền thông 1934 đang có hiệu lực khi đó quy định rằng các kênh truyền hình, truyền thanh phải dành cho tất cả các ứng viên tổng thống thời lượng xuất hiện bằng nhau. Trong khi đó, cuộc tranh luận chỉ diễn ra giữa ứng viên của 2 đảng lớn là Cộng hòa và Dân chủ. Vì vậy, Quốc hội Mỹ tạm thời cho ngưng áp dụng điều khoản nói trên. Đến năm 1975, Ủy ban Truyền thông Liên bang cho phép tổ chức tranh luận giữa hai ứng cử viên đảng lớn mà không cần đạo luật đặc biệt của Quốc hội.

Cuộc tranh luận diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ cần một nhà lãnh đạo quyết đoán, hai ứng viên đã chạy đua giành ghế tổng thống: John F. Kennedy – một nghị sĩ trẻ, năng động xuất thân từ một gia đình quyền lực, và Richard Nixon – người khi đó đang giữ cương vị phó tổng thống. Kennedy và Nixon có quá nhiều khác biệt và lợi thế rõ ràng nghiêng về Nixon. Ông Kennedy khi đó mới 43 tuổi, mới làm thượng nghị sĩ hơn 1 nhiệm kỳ và thiếu kinh nghiệm ngoại giao. Trái lại, ông Nixon đã có gần 8 năm giữ cương vị phó tổng thống sau một thời gian phục vụ tại Quốc hội. Hai đối thủ đã vận động tranh cử tích cực trong suốt mùa hè năm 1960 và Nixon dẫn trước Kennedy trong các cuộc thăm dò dư luận.

Tối ngày 26/9/1960, Kennedy và Nixon đã tới trường quay của đài CBS tại trung tâm Chicago để có cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình giữa các ứng viên tổng thống trong lịch sử Mỹ. Cuộc tranh luận đầu tiên tập trung vào các vấn đề chính sách trong nước. Ông Kennedy mặc bộ vest sẫm màu, trông thanh lịch, khỏe khoắn. Trong suốt cuộc tranh luận kéo dài 60 phút, ông Kennedy đã thể hiện phong thái tự tin, điềm tĩnh nhưng cũng mạnh mẽ, quyết đoán. Tối ngày 26/9/1960, Kennedy và Nixon đã tới trường quay của đài CBS tại trung tâm Chicago để có cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình giữa các ứng viên tổng thống trong lịch sử Mỹ. Cuộc tranh luận đầu tiên tập trung vào các vấn đề chính sách trong nước. Ông Kennedy mặc bộ vest sẫm màu, trông thanh lịch, khỏe khoắn. Trong suốt cuộc tranh luận kéo dài 60 phút, ông Kennedy đã thể hiện phong thái tự tin, điềm tĩnh nhưng cũng mạnh mẽ, quyết đoán. Trong khi đó, ông Nixon “mất điểm” khi chọn một bộ vest màu ghi sáng, gần giống với màu phông nền phía sau, khiến ông trở nên nhợt nhạt. Gương mặt ông xanh xao, không cạo râu và thiếu sức sống. Thực tế là khi đó ông bị cúm và từ chối trang điểm khi lên sóng truyền hình. Ngoài ra, ông Nixon mới bị giảm cân sau thời gian nằm viện vì đau đầu gối. Suốt cuộc tranh luận, Nixon trông có vẻ căng thẳng và nhiều lần dùng khăn lau mồ hôi.

Có tất cả 4 cuộc tranh luận trực tiếp Nixon-Kennedy. Trong cuộc tranh luận đầu tiên, những ai nghe qua đài phát thanh đều có cảm tưởng Nixon đã vượt trên đối thủ. Thế nhưng những ai xem qua truyền hình trực tiếp, dù chỉ đen trắng, thì một Kennedy trẻ trung, dễ mến xuất hiện trên màn hình đã thắng đậm một Nixon lo lắng, phờ phạc. Trong những cuộc tranh luận tiếp theo đó, Nixon tiếp tục duy trì được lợi thế trong tranh luận, nhưng chung cuộc, Kennedy vẫn giành chiến thắng trong bầu cử!

Gerald Ford và Jimmy Carter:  cái thua của nhà lãnh đạo “không nắm rõ tình hình thế giới”

Thất bại của Nixon đã dẫn tới việc các ứng cử viên tránh các cuộc tranh luận trên truyền hình. Năm 1964, Tổng thống Lyndon Johnson từ chối tranh luận còn Tổng thống Nixon làm tương tự vào hai năm 1968 và 1972. Cho đến năm 1976, khi Tổng thống Gerald Ford chấp nhận đối mặt với cựu Thống đốc bang Georgia Jimmy Carter.

Mùa bầu cử thứ hai tổ chức tranh luận diễn ra vào năm 1976 với hai ứng viên Gerald Ford và Jimmy Carter. Trước khi bước vào cuộc tranh luận được tổ chức tại San Francisco, California, đương kim Tổng thống Gerald Ford thua ứng cử viên Dân chủ với kinh nghiệm của một Jimmy Carter tới 30 điểm. Dàn tham mưu của ông Ford tin tưởng kinh nghiệm của một chính trị gia lão luyện sẽ giúp vị Tổng thống Cộng hòa vượt qua mọi khó khăn. Rất tiếc, điều đó không xảy ra. Trong cuộc tranh luận này, đương kim Tổng thống, người có triển vọng thành công Gerald Ford đã có một phát biểu sai lầm lớn tới mức khiến ông này bị cho là thua cuộc. Đáp lại câu hỏi về sự ảnh hưởng ngày càng tăng của chủ nghĩa cộng sản ở Pháp và Italia, ông Ford khẳng định: “Không có chuyện Liên Xô thống trị Đông Âu và sẽ không bao giờ như vậy”. Khi người điều hành cuộc tranh luận bối rối hỏi lại cho rõ, Ford lại lặp lại rằng các nước trong Hiệp ước Warsaw như Ba Lan và Romania là “tự trị”, không chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Kết quả, ông Ford thất bại, bị chế nhạo vì thiếu trí truệ  còn ông Carter thành công với lập luận “nước Mỹ và thế giới cần một nhà lãnh đạo hiểu rõ tình hình thế giới hơn”.

Vòng tranh luận trong mùa này còn bất ngờ gặp sự cố kỹ thuật khiến hai ứng viên chỉ có 9 phút đối đáp trên truyền hình. Trong 27 phút còn lại, khán giả nhìn thấy họ ngồi bất động trong trường quay. Sự cố khiến người dẫn chương trình Harry Reasoner của đài ABC phải lên tiếng với khán giả rằng đây “không phải là âm mưu chống lại thống đốc Carter hay Tổng thống Ford”.

Lượng khán giả theo dõi cuộc khẩu chiến Gerald Ford và Jimmy Carter trên truyền hình cũng lập con số kỷ lục. Theo đó, 80,6 triệu người Mỹ đã bật tivi vào ngày 28/10/1980 để theo dõi màn đối đầu giữa hai ứng viên Jimmy Carter và Ronald Reagan.

 Vòng tranh luận trong mùa này còn bất ngờ gặp sự cố kỹ thuật khiến hai ứng viên chỉ có 9 phút đối đáp trên truyền hình. Trong 27 phút còn lại, khán giả nhìn thấy họ ngồi bất động trong trường quay. Sự cố khiến người dẫn chương trình Harry Reasoner của đài ABC phải lên tiếng với khán giả rằng đây “không phải là âm mưu chống lại thống đốc Carter hay Tổng thống Ford”.

Lượng khán giả theo dõi cuộc khẩu chiến Gerald Ford và Jimmy Carter trên truyền hình cũng lập con số kỷ lục. Theo đó, 80,6 triệu người Mỹ đã bật tivi vào ngày 28/10/1980 để theo dõi màn đối đầu giữa hai ứng viên Jimmy Carter và Ronald Reagan.

Bà Hillary Clinton và ông Donald Trump vừa kết thúc cuộc tranh luận đầu tiên.

Theo kế hoạch, 2 ứng cử viên Clinton và Trump sẽ tiến hành tổng cộng 3 cuộc tranh luận trực tiếp trước ngày bầu cử 8/11.

 Cuộc tranh luận thứ hai dự kiến diễn ra ngày 9/10 tại trường Đại học Washington ở thành phố St. Louis (bang Missouri) và cuộc tranh luận thứ 3 sẽ được tổ chức tại Đại học Las Vegas ở thành phố Las Vegas (bang Nevada). 

Theo giới chuyên gia truyền thông và chính trị Mỹ, bản chất đặc thù của cuộc cạnh tranh năm nay, với sự đối đầu giữa ông Trump – một doanh nhân “bạo miệng”, đồng thời một ngôi sao truyền hình thực tế, với bà Clinton – cựu Ngoại trưởng Mỹ và người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử đại diện cho một chính đảng trong cuộc đua vào Nhà Trắng, có khả năng “xô đổ” mọi kỷ lục người xem truyền hình của cuộc tranh luận trước đây giữa hai ứng cử viên Jimmy Carter và Ronald Reagan.  Theo hãng thống kê Nielsen, cuộc tranh luận năm 1980 đã thu hút 80 triệu khán giả ngồi trước màn hình TV.
Ông Paul Levinson, một giáo sư về truyền thông tại Đại học Fordham ở New York, Mỹ, dự đoán tỷ lệ người xem cho cuộc tranh luận lần đầu giữa ông Trump và bà Clinton có thể cán mốc 100 triệu khán giả, ngang ngửa với trận chung kết giải bóng bầu dục nhà nghề Mỹ Super Bowl, sự kiện hàng năm “nóng” nhất trên truyền hình Mỹ.

Nguồn: Hà Anh/congluan.vn

Tin nổi bật