Cuốn sách dành cho ba bậc tuổi trong quá trình đi khám phá chính mình

(ICTPress) - Trong khuôn khổ Lễ Hội sách Quốc tế lần thứ VI tại Hà Nội, NXB Kim Đồng đã tổ chức chương trình ra mắt cuốn sách “Bụng Lửa: Hành trình khám phá tư duy con người" của nhà văn người Mỹ J. C. Michaels qua bản dịch của dịch giả Hoàng Thị Thùy.

Cuốn sách có ba lời dành cho ba đối tượng, ba bậc tuổi: Một, dành cho đối tượng thiếu nhi, nhi đồng; Hai, dành cho tuổi teen – tuổi mới lớn; Ba là dành cho các bậc phụ huynh. Đây cũng là 3 bậc tuổi, ba nấc khác nhau của con người trong quá trình đi vào cuộc đời khám phá thế giới.

Bụng Lửa: Hành trình khám phá tư duy con người

Quãng đời đầu tiên là khi chú bắt đầu được sinh ra, sống trong bể kính của một cửa hàng bán thú kiểng và được quan sát, học hỏi bao kinh nghiệm về thế giới bên ngoài với một lão Cóc già.

Quãng đời thứ hai là quãng thời gian Bụng Lửa sông trong ấm êm đầy đủ tiện nghi cùng gia đình cô bé Caroline và mở tưởng về thế giới bên ngoài theo tưởng tượng của chú qua những gì lão Cóc già kể

Quãng đời thứ ba là khi Bụng Lửa quyết tâm thoát khỏi chiếc bề kính, ẩn náu trong một chiếc ô tô, trải nghiệm cuộc sống bên ngoài và bước vào thế giới cô gái tuổi teen Claire.

Bằng ba lời giới thiệu ấy và dành tặng cho cả ba đối tượng cho những trẻ em mới bắt đầu mở mắt khám phá thế giới, đi từ những bước đầu tiên vào đời, “thế giới bên ngoài là gì?”, “ta là gì trong thế giới này?”; rồi đến tuổi lung chừng thì định vị mình như thế nào trong thế giới?; và cuối cùng là đến bậc cha mẹ, những bậc người lớn, bản thân họ cũng trả lời câu hỏi “ta là ai?”, “ta là gì ở thế giới?” và để hiểu thêm con cái.

Câu chuyện của Bụng Lửa, của Caroline và Claire đan cài vào nhau. Không gian, thời gian nhiều khi bị chồng mờ; quá khứ, hiện tại và tương lai xen lẫn nhau; không gian thực và không gian tâm tưởng - thế giới của những giấc mơ hòa làm một.

Tác phẩm đã được dịch ra 10 thứ tiếng với rất nhiều giải thưởng lớn, trong đó có giải Nautilus Book Awards - giải thưởng lớn của Mĩ trao cho những tác phẩm "tạo sự khác biệt và truyền cảm hứng".

Nhưng mỗi độc giả ở mỗi quốc gia lại có cách đón nhận cuốn sách này theo nhiều hướng khác nhau. Ở Trung Đông, khi độc giả đọc cuốn sách này thì họ tập trung rất nhiều về việc vượt qua thử thách, họ đã liên hệ đến cuốn sách này với sự khó khăn của những người khuyết tật trong cuộc sống. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, người ta lại đọc cuốn sách này theo hướng họ nghĩ về chính trị, về sự nổi loạn chính trị. Trong quá trình dịch cuốn sách này ra thì người dân Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào thời điểm bầu cử tổng thống mới và đúng lúc đó cuốn sách ra đời và họ nghĩ mình phải thay đổi như thế nào, đất nước mình phải thay đổi như thế nào và cuốn sách đang từ dành cho thiếu nhi thì ngay lập tức biến thành cuốn sách mang hơi hướng chính trị.

Hay ở Nhật Bản, họ lại cắt hoàn toàn phần của người lớn đi và chỉ dùng phần dành cho thiếu nhi, họ làm phần minh họa cho cuốn truyện rất là đẹp, sinh động và chỉ tập trung sách dành cho các em thiếu nhi. Ở Đài Loan thì họ lại dùng cuốn sách này để giảng dạy cho giảng viên Đại học. Ở Brazil, họ  biến cuốn sách này thành trò chơi điện tử, sẽ có 10 cấp độ và sẽ chơi từ cấp độ 1 cho đến cấp độ 10, họ sẽ phải vượt qua thử thách của cuộc sống theo quy trình của cuốn sách như thế.

Còn Ở Bồ Đào Nha, do văn hóa của họ nên họ không chấp nhận hình ảnh về con cóc ở trên ảnh bìa cuốn sách nên họ đã bỏ đi và thay bằng minh họa hình ảnh một cô gái đang đứng trước gương. Và không hiểu tại sao ở Hàn Quốc khi ấy lại có nhiều nhà xuất bản tranh nhau mua bản quyền cuốn sách này để dịch sang tiếng Hàn Quốc đến vậy, mặc dù họ không biết cuốn sách này nói về cái gì.

Ở Mỹ khi giáo viên đưa cuốn sách này vào phần đọc và học trong nhà trường, các bạn ở Mỹ sau khi đọc xong phần 3 của cuốn sách “Bụng Lửa” - phần nói về cô gái Caroline và tác giả J.C Michaels đã cảm thấy rất ngạc nhiên sau khi các giáo viên và các bạn học sinh lớp 4 lớp 5 đọc xong đều đồng loạt đứng dậy vỗ tay vui mừng về kết thúc của cuốn truyện. 

Lễ ra mắt cuốn sách "Bụng Lửa" tại Hà Nội

TS. Ngữ văn Nguyễn Thị Diệu Linh nhấn mạnh: "Khía cạnh hay nhất của cuốn sách này đó là nó không chỉ đơn thuần là văn chương bởi vì nó là văn chương trộn lẫn triết học nhưng trong một câu chuyện đơn thuần không phải văn chương cũng không phải đơn thuần triết học, tức là bạn sẽ không phải gặp khó khăn khi bạn nghĩ đây là cuốn sách về triết học đọc nó chắc là khô khăn lắm, hoặc đây là cuốn sách về văn chương thì nghệ thuật chắc phải cao siêu lắm."

Cuốn sách ban đầu chỉ là một câu chuyện ngắn có liên quan chi tiết đến cuộc đời thật giữa mối liên hệ của ông ấy với cô con gái của mình, dành cho cô con gái của mình, sau đó phát triển nó thành một câu chuyện dài hơn tiếp đó nó trở thành một câu chuyện tiểu thuyết và cuối cùng nó trở thành câu chuyện văn học mang tính triết học.

Nhà văn người Mĩ - J.C. Michaels, tác giả của cuốn sách "Bụng Lửa"

"Là một người viết truyện, viết văn, ông không có ý chỉ viết để giải trí. Đối với ông, việc viết là mang những kiến thức của mình, mang những cái mình đọc được mình tìm hiểu được để tạo thành cái gì đấy dễ tiếp cận hơn đến những độc giả đọc truyện của ônh, triết học cũng như thế.

Khi mọi người nhìn cuốn sách này thì nó có 2 phần, một phần ở giữa nhiều hơn là phần có màu tím, đơn giản chỉ là một câu chuyện về một chú cóc và hai cô gái trẻ. Nhưng trước câu chuyện và sau câu chuyện thì có phần kiến thức hay hơn thế nữa, quan trọng hơn thế nữa đó là phần thông tin phụ về triết học về, để mình có thể tìm hiểu sâu hơn về chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa triết học chính ở trong cả cuốn sách này", nhà văn J.C MiChaels chia sẻ.

Chủ nghĩa hiện sinh là chủ nghĩa triết học không chỉ ở những nước châu Âu mà còn là chủ đề rất được quan tâm trên thế giới, nó nói về cái tôi, bản thể của mỗi một con người, phần riêng tư nhất của chúng ta, tôi cảm thấy phần này là phần mà tôi muốn tập trung vào nhất và quan tâm đến nhất. Tất cả các trường phái triết học trước thế kỷ 19 tập trung vào phần triết học cao siêu và rất trừu tượng. thế nhưng chủ nghĩa triết học hiện sinh cho thời đại bây giờ tập trung chủ yếu vào cá thể của con người, tức chính là bạn – mỗi một người chúng ta nghĩ về mình, về sự tồn tại của mình, sự sống của riêng mình và ý nghĩa của riêng mình trong cuộc sống. Theo cách này, ai trong chúng ta cũng có thể tư duy và suy nghĩ sử dụng cái triết học này để ứng dụng vào cuộc sống của riêng mình.

Ông cũng tiết lộ rằng sau 2 năm ở Việt Nam, ông đang tìm hiểu về văn học Việt Nam thông qua các bạn trẻ Việt Nam vào những buổi nói chuyện hàng tuần và cũng có khả năng lớn ông sẽ viết về một cuốn sách về chính các bạn trẻ Việt Nam.

Nguyễn Dung

Tin nổi bật