Cục trưởng Cục Tần số VTĐ: thời điểm cấp phép 4G đã chín muồi

(ICTPress) - Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện (VTĐ) Đoàn Quang Hoan đã nhiều lần khẳng định cấp phép 4G đã đến thời điểm chín muồi tại VN.

Tại Hội thảo chuyên đề về 4G LTE Việt Nam – Hàn Quốc do Bộ TT&TT phối hợp với Bộ Khoa học, ICT và Hoạch định tương lai Hàn Quốc đồng tổ chức tại trụ sở Bộ TT&TT sáng nay 1/4 tại Hà Nội.

Cục trưởng Cục Tần số VTĐ Đoàn Quang Hoan (trái) trao đổi về chuẩn bị băng tần cho 4G

Cục trưởng Đoàn Quang Hoan tại Hội thảo đã chia sẻ câu chuyện về kế hoạch và tầm nhìn 4G ở Việt Nam.

Xu hướng tăng trưởng của dịch vụ di động băng rộng, dữ liệu di động cho thấy đã là thời điểm chín muồi để phát triển dịch vụ, mạng lưới 4G ở VN. Số thuê bao 3G ở Việt Nam đã chiếm tỷ lệ khá lớn là 30% thuê bao di động sử dụng 3G và xu hướng tăng trưởng của 2G đã giảm dần, đặt ra nhu cầu là phải phát triển các dịch vụ thế hệ kế tiếp. “Điều này có thể khẳng định mạng 4G thực sự có nhu cầu ở VN”, ông Hoan nhấn mạnh.

Cho biết thêm về tình hình triển khai 4G LTE ở trên thế giới, ông Hoan cho biết hiện nay các số liệu của GSMA có 480 mạng LTE, đã được cung cấp dịch vụ trên toàn cầu và 116 mạng LTE-A ở 57 quốc gia. Điều này, theo Cục trưởng Hoan thêm khẳng định thời điểm thiết lập mạng và cấp dịch vụ LTE có thể nói đã đến thời điểm, không còn sớm ở VN.

Cục trưởng Đoàn Quang Hoan cũng cho biết các doanh nghiệp (DN) đã có yêu cầu cho phát triển 4G LTE ở VN. Phía Nhà nước, trước hết đánh giá để phát triển phải tính đến quy hoạch về tần số và yêu cầu về tần số. Theo kết quả nghiên cứu của GSMA tại Việt Nam, xác định nhu cầu băng tần cho LTE nói chung bao gồm cả 3G, 4G đến năm 2020 khoảng 1060 - 1360 MHz và chúng ta đã chuẩn bị được 687 MHz bao gồm cả băng tần 450, 850, 900, 1800,2100, 2300, 2600... Như vậy, nhu cầu tiếp theo cần từ 3700 – 6700 MHz.

Xác định phổ tần số là quan trọng cho 4G, ông Hoan cho biết Cục Tần số VTĐ đã xác định theo yêu cầu của thế giới, hài hòa về phổ tần và công nghệ, đồng thời quy hoạch và phân bổ ko nhỏ lẻ đảm bảo cho nhà mạng được cấp phép đủ phổ tần cđể ung cấp dịch vụ có hiệu quả. Ngoài phổ tần mới quy hoạch cho LTE, đã trình và được Bộ được đồng ý quy hoạch (refarming) băng tần 2G dùng cho 3G và 4G, đặc biệt là LTE

Song song với lộ trình số hóa truyền hình, Cục Tần số VTĐ đã có nghiên cứu để quy hoạch băng 1800, 800 MHz và nghiên cứu tiếp toàn bộ dải băng 700 và 1800 MHz. Việt Nam cũng tham gia tích cực với Liên minh Viễn thông thế giới (ITU) để nghiên cứu băng tần khác để phục vụ 4G và kết quả tại Hội nghị Vô tuyến thế giới 2015, những băng tần dự kiến cho 4G tương lai đã được thông qua một số trong số 19 băng tần giới thiệu, đã có 5 băng tần được thông qua để quy hoạch băng tần cho 4G.

Đối với quy hoạch băng tần mới, cục trưởng Hoan cho biết băng tần 2,6 GHz và 2,3 GHz đã sẵn sàng, với quy hoạch là quy hoạch thành block lớn để cấp cho doanh nghiệp đủ để khai thác mạng hiệu quả. Ở các nước có các quan điểm các nước khác nhau, có nước quy hoạch 5MHz, đấu giá và tùy thuộc điều kiện mà DN mua nhiều hay ít và sau này sáp nhập, mua bán.

“Việt Nam quan điểm đã cấp phép cho doanh nghiệp thì phải đảm bảo đủ để doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hiệu quả, theo đó quy hoạch là 20 – 30 MHz”, Cục trưởng Hoan khẳng định.

Như vậy, theo Cục trưởng Hoan việc chuẩn bị băng tần cho 4G và băng rộng di động ở VN đã có những chuẩn bị tích cực và các băng tần về cơ bản đã sẵn sàng.

Cùng với các kinh nghiệm của Hàn Quốc cũng cho thấy thấy rằng việc cung cấp dịch vụ trên băng tần 1800MHz ở VN là khả thi, đã đến thời điểm. Cục đã đề xuất Bộ TT&TT cấp phép cho doanh nghiệp trên băng 1800MHz và tốt nhất cấp phép trong năm 2016, ông Hoan cho biết.

Tại Hội thảo, chuyên gia của SK Telecom, Hàn Quốc cũng trao đổi cho biết như ở Việt Nam, khi triển khai 4G Hàn Quốc vẫn còn công nghệ 2G, 3G hiện hữu nên tính đến tính đồng vị (co-location), anten… để tạo sự khác biệt. Nhà mạng cũng cần phải tối ưu hóa, cùng các kỹ thuật khác, theo đó phân tách anten, sử dụng công nghệ anten MIMO 4x4 và khẳng định các anten cũ không thể sử dụng và hỗ trợ được nữa.

Về quản lý tần số đối với một nhà mạng mới tham gia thị trường viễn thông, nhà mạng Hàn Quốc này cho biết hiện nay với công nghệ 4G, 5G các nhà mạng không phải xin thêm bất kỳ giấy phép để cung cấp các dịch vụ này. Yêu cầu là nhà mạng phải xác định băng tần họ sử dụng, nếu sử dụng tần số cung cấp dịch vụ mới thì yêu cầu nhà mạng phải báo cáo, triển khai cung cấp dịch vụ băng tần đó, trong 2 – 3 năm phải phủ khắp Hàn Quốc.

SK Telecom khẳng định nhà mạng mới không cần thêm giấy phép khi triển khai công nghệ 4G, 5G, chỉ phải báo cáo, đấu giá.

HM

Tin nổi bật